) Phó Chủ nhiệm Khoa Chiến lược, Học viện Quốc phòng.
PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 709 mọi khó khăn, gian khổ, anh dũng chiến đấu giành chiến thắng vang dội,
mọi khó khăn, gian khổ, anh dũng chiến đấu giành chiến thắng vang dội, giải phóng một bộ phận đất đai rộng lớn ở một vùng chiến lược vô cùng quan trọng, làm phá sản âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của Pháp, góp phần tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp, với thế trận có lợi cho ta. Đồng thời, thắng lợi của chiến dịch cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về nghệ thuật quân sự, trong đó tiêu biểu là bài học về lựa chọn hướng và mục tiêu chiến dịch.
Tác chiến là cuộc đọ sức quyết liệt, trong đó hai bên đối địch vận dụng hết sức lực, cân não để giành quyền chủ động, tạo bất ngờ, thực hiện các đòn đánh trúng, đánh hiểm nhằm làm thất bại ý đồ, kế hoạch của đối phương, đạt tới mục đích tác chiến của mình. Năm 1952, để có quyết định lựa chọn chiến trường Tây Bắc, chuyển hướng tiến công chiến lược phù hợp với thực tiễn của cuộc kháng chiến, phù hợp với tương quan lực lượng giữa ta và địch, Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh đã có sự nắm bắt, nhận định, phân tích, đánh giá rất kỹ tình hình về địch, về ta và địa hình tác chiến. Nhất là, sau khi ta mở một số chiến dịch (trong năm 1951) tiến công địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ “đều khơng hồn tồn đạt được mục đích chiến lược đề ra, ngun nhân chính là do lúc đó, ta chọn hướng tiến cơng chiến lược vào trung du và đồng bằng Bắc Bộ là không đúng”1. Bởi, trung du và đồng bằng đang là nơi địch mạnh, phát huy được ưu thế của hỏa lực và chúng có điều kiện thuận lợi để cơ động lực lượng ứng cứu cho nhau; còn đối với ta, trung du và đồng bằng là nơi bộ đội ta không phát huy được sở trường đánh gần, đánh địch ngồi cơng sự. Do đó, vấn đề đặt ra trong chỉ đạo chiến lược là làm thế nào để phát huy được sở trường của ta, phá thế mạnh của địch, giành và giữ được thế chủ động trên chiến trường.
Đầu năm 1952, sau khi Chiến dịch Hịa Bình kết thúc thắng lợi, làm thất bại kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp trong Đông - Xuân 1951-1952, khẳng định thế chủ động chiến lược của ta trên chiến trường chính Bắc Bộ. Hịa Bình và các vùng phụ cận được giải phóng đã mở rộng cánh cửa tiến vào
_____________