PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 711 cân nhắc, tính tốn rất kỹ lưỡng Thông thường khi chọn hướng tiến công

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 85 - 87)

) Phó Chủ nhiệm Khoa Chiến lược, Học viện Quốc phòng.

1. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến dịch tiến công Tây Bắc (Thu

PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 711 cân nhắc, tính tốn rất kỹ lưỡng Thông thường khi chọn hướng tiến công

cân nhắc, tính tốn rất kỹ lưỡng. Thông thường khi chọn hướng tiến công chủ yếu, ta thường nhằm vào nơi địch yếu, sơ hở nhưng là nơi hiểm yếu hoặc liên quan đến hiểm yếu, chú trọng đánh vào cơ quan đầu não của địch khi có điều kiện, thời cơ. Việc xác định hướng, mục tiêu tiến cơng chủ yếu phải phụ thuộc vào mục đích chiến dịch; hướng tiến công chủ yếu phải thỏa mãn các điều kiện: nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu chủ yếu, hiểm yếu; phá vỡ thế phịng ngự, hình thành thế chia cắt chiến dịch, chiến lược với địch và tạo thuận lợi cho các chiến trường khác phát triển. Đồng thời, địa hình trên hướng chủ yếu phải thuận tiện cho tác chiến hiệp đồng binh chủng, có điều kiện bố trí, cơ động triển khai lực lượng, phương tiện và có thế phát triển chiến lược.

Đánh giá đúng đặc điểm phòng ngự của địch ở Tây Bắc, để thực hiện mục đích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã xác định: “Tập trung binh lực tiêu diệt địch ở phân khu Nghĩa Lộ, đồng thời tranh thủ tiêu diệt địch ở tiểu khu Phù Yên, giải phóng phân khu Nghĩa Lộ và tiểu khu Phù Yên, phát triển thắng lợi quét sạch địch tới sát bờ sông Đà, tạo điều kiện để tiến công Sơn La”1. Như vậy, hướng và mục tiêu tiến công chủ yếu đã được lựa chọn là các mục tiêu ở phân khu Nghĩa Lộ trước, vì đó là bình phong của địch để bảo vệ Tây Bắc, đồng thời nó cũng là bàn đạp của ta để tấn công Tây Bắc. Nếu ta tiêu diệt được phân khu Nghĩa Lộ thì cả phịng tuyến của địch sẽ lay chuyển và bị uy hiếp, thế của ta sẽ mạnh lên, tinh thần quân địch sẽ giảm sút. Phân khu Nghĩa Lộ lại gần căn cứ của ta, thuận lợi cho ta trong việc huy động vật lực và cơ động lực lượng, do đó bảo đảm cho địn đánh mở đầu chiến dịch thắng lợi.

Đồng thời với chọn hướng chủ yếu, trong điều hành tác chiến Chiến dịch Tây Bắc, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã xác định và hồn chỉnh các hướng tiến cơng thứ yếu, hướng vu hồi, phối hợp chặt chẽ giữa các hướng, hình thành thế bao vây địch. Trong đợt 1, hướng chủ yếu tiến công vào sở chỉ huy phân khu ở Nghĩa Lộ, hướng thứ yếu tiến công tiêu diệt tiểu khu Phù Yên ở

_____________

1. Bộ Tổng Tham mưu: Báo cáo về kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinhnghiệm trong các chiến dịch lớn, tập 2, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1963, tr.144. nghiệm trong các chiến dịch lớn, tập 2, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1963, tr.144.

Bản Mo và hướng phối hợp từ Lào Cai tiến xuống giải phóng Quỳnh Nhai. Sang đợt 2 chiến dịch, ta chọn hướng tác chiến chủ yếu tiến công vào phía đơng nam Sơn La, hướng vu hồi chiến dịch từ Quỳnh Nhai đánh chiếm Lai Châu, Tuần Giáo, Thuận Châu, Điện Biên. Trên hướng chủ yếu của đợt 2, ta tập trung lực lượng đánh các mục tiêu là Bản Hoa, Mộc Châu là sự lựa chọn hồn tồn chính xác. Theo phân tích của Tổng Quân ủy, nhiệm vụ tác chiến của đợt 2 rất quan trọng, chọn mục tiêu Mộc Châu vì đây là khu vực che chở cho Sơn La ở phía đơng nam và án ngữ đường xâm nhập của ta vào vùng an toàn của địch ở Sơn La. Giải phóng được khu vực này sẽ phá vỡ được thế phòng ngự của địch, mở toang cánh cửa tiến vào Tây Bắc.

Thực tiễn diễn biến Chiến dịch Tây Bắc đã chứng minh sự lựa chọn hướng, mục tiêu chiến dịch của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Chỉ huy chiến dịch là hồn tồn chính xác; bởi vì, khi ta phá vỡ các khu vực phòng ngự then chốt của địch, tạo được thế đánh địch ngồi cơng sự, mở đường đưa lực lượng chiến dịch vào tung thâm, tiếp tục hồn thành nhiệm vụ cịn lại của từng đợt và của toàn chiến dịch. Ngay khi ta nổ súng đợt 1 chiến dịch, bị bất ngờ, khơng kịp đối phó, địch đã vội vàng rút chạy, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt đại bộ phận địch ở phân khu Nghĩa Lộ. Trận đánh then chốt đầu tiên có tính chất quyết định của chiến dịch giành được thắng lợi, đây là địn chống váng đối với địch. Trong khi tập trung lực lượng tiến công địch ở hướng chủ yếu, ta còn dùng lực lượng chia cắt địch ở Phù Yên, chặn đường rút và chặn viện binh của địch; tổ chức lực lượng luồn sâu vào sau lưng địch ở Lai Châu, tạo thành mũi vu hồi lợi hại. Xác định đúng hướng, mục tiêu tiến công, trải qua 11 ngày đêm chiến đấu (14/10 - 23/10/1952) đợt 1 chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta đã đánh thiệt hại nặng đại bộ phận quân địch ở phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên, Than Uyên, đập tan tuyến phòng ngự vòng ngồi của địch ở Tây Bắc, tạo thời cơ có lợi cho chiến dịch phát triển.

Sau khi rút kinh nghiệm đợt 1 và củng cố lực lượng, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định bước vào đợt 2, hướng, mục tiêu tiến công được lựa chọn là: vượt sông Đà, tiêu diệt khu phịng thủ Mộc Châu, giải phóng tỉnh Sơn La. Trên hướng chủ yếu sau khi vượt sông Đà, ta tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt các mục tiêu Bản Hoa, Mộc Châu, Ba Lay; cùng với hướng chủ yếu,

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)