PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 713 trên hướng phối hợp, các đơn vị đã tiến công kiên quyết, phá tan hệ thống

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 87 - 89)

) Phó Chủ nhiệm Khoa Chiến lược, Học viện Quốc phòng.

1. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến dịch tiến công Tây Bắc (Thu

PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 713 trên hướng phối hợp, các đơn vị đã tiến công kiên quyết, phá tan hệ thống

trên hướng phối hợp, các đơn vị đã tiến công kiên quyết, phá tan hệ thống phòng ngự của địch ở Quỳnh Nhai; hướng phía Nam Lai Châu có nhiệm vụ tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, gây cơ sở quần chúng và nghi binh, nhưng thấy địch hoang mang, ta đã chớp thời cơ có lợi, khơng chờ đến ngày quy định, táo bạo cho bộ đội thọc sâu đánh địch, giành thắng lợi lớn. Đợt 2 Chiến dịch Tây Bắc thu được kết quả to lớn, diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng tồn tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản) và một bộ phận quan trọng tỉnh Lai Châu, nhiệm vụ giải phóng đất đai hoàn thành vượt dự kiến. Như vậy, chọn đúng hướng, mục tiêu, phối hợp chặt chẽ giữa các hướng tiến công, tập trung lực lượng ưu thế đập vỡ các khu vực then chốt, hiểm yếu, ta đã nhanh chóng phá vỡ thế trận phịng ngự của địch, làm rối loạn chỉ huy, dồn địch vào thế bị động đối phó, tạo thế và lực cho chiến dịch phát triển thuận lợi.

Tuy nhiên, đợt 3 chiến dịch, chọn mục tiêu tiến công Nà Sản, khi địch đã co cụm xây dựng xong tập đoàn cứ điểm Nà Sản, trong khi tin tức báo về Bộ Chỉ huy chiến dịch không đầy đủ, phân tích đánh giá tình hình thiếu chính xác, khiến cơ quan chỉ huy chiến dịch khơng nắm chắc được tình hình, nên đã nhận định: “địch bị động tập trung về Nà Sản, lâm vào tình thế tiến thối lưỡng nan, quyết tâm khơng dứt khốt, rút thì thất bại lớn ở Tây Bắc mà lại có thể bị tiêu diệt, giữ thì trong thế cơ lập và cũng có thể bị ta tiêu diệt tại chỗ”1. Trên cơ sở nhận định trên, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định triển khai đợt 3 theo kế hoạch, với mục tiêu tập trung toàn bộ lực lượng tiến công tiêu diệt địch ở Nà Sản... dẫn đến đợt 3 chiến dịch không thành công và chịu nhiều tổn thất, đó là một sự lựa chọn mục tiêu khơng chính xác và là một bài học kinh nghiệm xương máu. Trước khi tiến công Nà Sản, đáng lẽ ta phải dành thời gian để chuẩn bị chu đáo mọi mặt, nhất là nắm chắc tình hình và nghiên cứu kỹ kiểu phòng ngự mới của địch. Ta có phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, nhưng do nắm tình hình khơng đầy đủ, thiếu chính xác, chưa thấy hết được chỗ mạnh của tập đoàn cứ điểm nên đánh giá so sánh lực lượng khơng đúng, từ đó giao nhiệm vụ cho các đơn vị đều quá sức.

_____________

1. Bộ Tổng Tham mưu: Báo cáo về kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinhnghiệm trong các chiến dịch lớn, tập 2, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1963, tr.205. nghiệm trong các chiến dịch lớn, tập 2, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1963, tr.205.

Chưa biết địch, biết mình, chưa tìm được cách đánh có hiệu quả, chưa chuẩn bị đầy đủ đã vội vàng chọn mục tiêu tiến cơng Nà Sản, “đó là khuyết điểm lớn nhất trong việc chỉ đạo và chỉ huy Chiến dịch Tây Bắc và cũng là bài học sâu sắc của chúng ta”1.

Mặc dù cịn có những hạn chế, nhất là trong đợt 3 chiến dịch, nhưng Chiến dịch Tây Bắc đã giành thắng lợi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã hệ thống kìm kẹp của địch ở Tây Bắc, tranh thủ được nhân dân, giải phóng được phần lớn địa bàn chiến lược quan trọng, tạo bàn đạp để tiếp tục tiến công địch, phá thế uy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc, Khu 3, Khu 4. Chiến thắng Tây Bắc đã góp phần làm thay đổi hình thái chiến trường, ta giữ vững và từng bước mở rộng quyền chủ động về chiến lược, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Qua chiến đấu, lực lượng vũ trang tích lũy thêm kinh nghiệm tác chiến quy mô lớn hơn, rèn luyện bộ đội ta quen với cách đánh hệ thống cứ điểm mạnh của địch; đó cũng là những bài học kinh nghiệm quý báu đã được vận dụng thành công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhiều chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ hết sức ác liệt, ta có những thuận lợi cơ bản đó là sự chủ động chuẩn bị mọi mặt ngay từ thời bình, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn do địch có những phát triển mạnh mẽ về tổ chức biên chế, vũ khí trang bị, khả năng hiệp đồng tác chiến ở trình độ cao. Để đánh thắng kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh hơn, chúng ta vẫn phải “lấy ít địch nhiều”... Vì vậy, việc chọn đúng, trúng hướng và mục tiêu tiến công vẫn là một nội dung rất quan trọng trong nghệ thuật tổ chức điều hành tác chiến. Chọn đúng hướng, đúng mục tiêu thì với một lực lượng nhỏ cũng phát huy được sức mạnh lớn, với lực lượng lớn thì sức mạnh càng được tăng lên gấp bội. Vận dụng kinh nghiệm của nghệ thuật chọn hướng và mục tiêu trong chiến tranh giải phóng nói chung, Chiến dịch Tây Bắc nói riêng vào thực hành huấn luyện trong điều kiện tác chiến mới hiện nay, cần tích cực nghiên cứu,

_____________

1. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam:Chiến dịch tiến công Tây Bắc (Thu -

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)