) Đại học Nội vụ.
2. Góp phần vào thắng lợi Chiến dịch Tây Bắc phải kể đến tính hiệu
quả của công tác vận động quần chúng. Nhờ làm tốt công tác này đã tạo nên sự thông suốt về tư tưởng, thống nhất về hành động, nhiệt huyết về chí khí, phát huy tính tích cực, chủ động, hợp lực, ủng hộ, tham gia kháng chiến của các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc Tây Bắc; tạo được sự gắn kết mật thiết quân - dân, tiền tuyến - hậu phương, vùng trước và sau lưng địch.
Tiến hành chiến dịch trong hoàn cảnh hầu hết bộ đội và cán bộ ta chưa quen địa bàn, cơ sở nhân dân chưa vững chắc, đồng bào dân tộc chưa hiểu hết chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì trước đây có nhận thức Tây Bắc là chiến trường thứ yếu, ít được quan tâm, nên chúng ta chưa nắm chắc tình hình ở đây. Cơ sở chính trị ở Tây Bắc yếu, lại bị xáo trộn nhiều sau chiến dịch Lý Thường Kiệt (29/9 - 31/10/1951), rồi bị địch khủng
bố nên chỉ cịn lại một số nơi1. Do đó, tìm hiểu thực tế địa bàn, nắm bắt đặc điểm nhân dân Tây Bắc, tình hình thực tế về địch, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực tham gia, đóng góp cho chiến dịch có ý nghĩa quan trọng.
_____________
1. Cơ sở Văn Chấn có Sài Lương, Gia Hội, Phù Nhâm, Sơn Tịnh, Hạnh Sơn, ThạchTương, Sơn A, Sơn Lương, Trạm Tấu, Đá Sỏi, Ba Khe, Suối Đá, Ba Cầu; Than Uyên có Tương, Sơn A, Sơn Lương, Trạm Tấu, Đá Sỏi, Ba Khe, Suối Đá, Ba Cầu; Than Uyên có Mường Khoa, Thân Thuộc, Mường Thân, Mường Cay, Mường Kim, Khao Máng, Lao Chảy, Pún Mún, Tú Lệ; Phù Yên có Quang Huy, Tương Gia Phù, Tấn Tượng Phong, Khu Mèo 99; Mai Sơn có Hát Lót, Chiềng Bang, Mai Ly.
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 751Để đáp ứng đủ nhân lực, vật lực phục vụ kịp thời cho tiền tuyến, ngày Để đáp ứng đủ nhân lực, vật lực phục vụ kịp thời cho tiền tuyến, ngày 14/7/1952, Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân cơng. Theo đó, thành lập Ban Dân công ở các tỉnh. Việc điều khiển gom lương, vận chuyển, chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực, vật lực địa phương, do Ban Cung cấp tiền phương, Ban Cán sự đường 41 - Tổng cục Cung cấp đảm nhiệm. Ngày 17/7/1952, Trung ương Đảng quyết định tách 4 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái thuộc Liên khu Việt Bắc, thành lập Khu Tây Bắc. Từ ngày 30/7/1952, Khu ủy Tây Bắc triển khai thực hiện các nhiệm vụ Trung ương giao1.
Trước đó, trong các ngày 2 và 3/6/1952, Ban Chuẩn bị chiến trường họp, đồng chí Bùi Quang Tạo báo cáo khả năng huy động nhân lực và vật lực ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái. Từ ngày 6 đến ngày 9/9/1952, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức hội nghị phổ biến kế hoạch Chiến dịch Tây Bắc, nhấn mạnh sử dụng bộ phận bộ đội vào địch hậu phát động nhân dân, hoạt động du kích nhằm cô lập Sơn La. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, trong đó giao cho Tiểu đồn 910 (Trung đồn 148) luồn sâu vào địch hậu Quỳnh Nhai để tranh thủ nhân dân, củng cố và mở rộng cơ sở chính trị, phát triển du kích chiến tranh, mở rộng căn cứ, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, có kế hoạch tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; lấy nhiệm vụ tranh thủ nhân dân, củng cố và mở rộng cơ sở chính trị làm trọng tâm.
Ngày 19/9/1952, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị “Về cơng tác chính trị Chiến dịch Thu - Đơng 1952”, nêu rõ nhiệm vụ cơng tác chính trị và nhấn mạnh việc chấp hành chính sách dân tộc thiểu số của Trung ương Đảng;
kiên quyết thi hành Tám điều mệnh lệnh của Chính phủ; tăng cường cơng
tác chính sách đối với dân cơng; nâng cao tinh thần thương u nhau ngồi mặt trận... Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn tới thăm, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ nhiều vấn đề, nhấn mạnh chính sách đối với đồng bào thiểu số khi ta tiến quân
_____________