PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 705 đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước Việc xây

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 79 - 81)

) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái.

PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 705 đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước Việc xây

đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch của tỉnh được thực hiện gắn với việc phát huy văn hóa truyền thống, lợi thế tài nguyên du lịch và đặc biệt là kết nối các khu, điểm du lịch với các di tích lịch sử - văn hóa để hình thành các tour du lịch đặc trưng của địa phương. Huyện Mù Cang Chải đã hình thành tour khám phá ruộng bậc thang gắn với tham quan di tích Nơi thành lập Đội Du kích Khau Phạ; huyện Văn Chấn với tour tham quan Suối Giàng - suối khống nóng Tú Lệ - di tích đồn Ba Khe; thị xã Nghĩa Lộ với tour tham quan Bản Đêu - Khu tưởng niệm Bác Hồ - di tích lịch sử Căng và Đồn Nghĩa Lộ; thành phố Yên Bái với tour tham quan di tích Lễ đài Sân vận động, nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân ngày 25/9/1958 - Chùa Ngọc Am - di tích lịch sử Bến Âu Lâu...

Nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương xây dựng “Đề án bảo tồn, phát huy giá trị các di sản vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đề án được xây dựng và triển khai sẽ có tác dụng nâng cao vai trị của quản lý nhà nước trong cơng tác bảo tồn di sản văn hóa ở Yên Bái, thu hút các nguồn đầu tư, nâng cao chất lượng của cơng tác xã hội hóa, phát huy mọi nguồn lực của toàn xã hội đối với bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn và ngày càng thu hút được đông đảo lượng du khách đến tham quan tại các di tích lịch sử trong Chiến dịch Tây Bắc nói riêng và các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh n Bái nói chung.

Tuy nhiên, cơng tác bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử trên gắn với phát triển du lịch vẫn còn một số hạn chế: Cơ sở vật chất tại các di tích cịn thiếu, chưa có các khu dịch vụ tiêu chuẩn, chưa tạo được các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với di tích. Kinh phí tu bổ, tơn tạo di tích từ ngân sách chưa đáp ứng được nhu cầu.

Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích ghi dấu những chiến tích của quân và dân ta trong Chiến dịch Tây Bắc 1952 gắn với phát triển du lịch của tỉnh Yên Bái, trong thời gian tới Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các giải pháp cụ thể sau:

Một là, nâng cao hơn nữa trách nhiệm các cấp ủy đảng, chính quyền

địa phương và các ngành chức năng đối với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích; tăng cường cơng tác tun truyền, giáo dục đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên hiểu được giá trị, ý nghĩa của các di tích trên địa bàn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Hai là,tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả “Đề án bảo tồn, phát huy giá trị các di sản vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.

Ba là,tăng cường huy động các nguồn lực, ngoài nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh; cần huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh để bảo đảm nguồn lực cho cơng tác bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.

Bốn là,đưa các di tích đã được bảo tồn, tơn tạo vào phục vụ khách tham quan; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, quảng bá phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng. Trong đó, duy trì các phương pháp tuyên truyền như hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp, tổ chức triển lãm, tuyên truyền qua tài liệu ấn phẩm, tăng cường tuyên truyền, giới thiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và kết nối trực tiếp với các công ty du lịch, hãng lữ hành, gắn kết chặt chẽ giữa du lịch lịch sử với du lịch văn hóa, sinh thái... tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

Năm là,duy trì, bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di tích, đặc biệt quan tâm tới cơng tác đào tạo hướng dẫn viên chuyên nghiệp không chỉ về chuyên mơn, nghiệp vụ mà cả về văn hóa, nghệ thuật, kỹ năng ứng xử và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của khách tham quan tại các điểm di tích.

Sáu là,thường xuyên kiểm tra, khắc phục và xử lý kịp thời tình trạng xuống cấp của các hạng mục được bảo tồn, tôn tạo tại các điểm di tích, có phương án tu bổ, bảo quản phù hợp để di tích trường tồn với thời gian.

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)