Báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiệm của các chiến dịch

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 101 - 105)

) Trưởng phòng Tổng kết chiến tranh, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng.

1. Báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiệm của các chiến dịch

động, có nắm được quyền chủ động mới bảo đảm phát triển không ngừng thế tiến công. Hay nói cách khác muốn giành, giữ quyền chủ động chiến lược phải luôn quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công. Tiếp thu nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù phải đối phó với kẻ thù xâm lược có ưu thế về lực lượng, vũ khí, trang bị hiện đại, nhưng ta đã không hề chùn bước hoặc lựa chọn phòng ngự một cách thụ động.

Với sức mạnh toàn dân đánh giặc, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân ta luôn quán triệt tư tưởng“kiên quyết khơng ngừng thế tiến cơng”, ln tìm cách giành, giữ thế chủ động tiến cơng địch từ nhỏ đến

lớn, từ thấp lên cao, từ cục bộ đến toàn bộ; tiến công liên tục, rộng khắp; kết hợp chặt chẽ tiến cơng qn sự với chính trị và binh vận; thực hiện tiêu diệt để làm chủ, làm chủ để tiêu diệt địch, khiến cho địch ngày càng lâm vào thế bị động, lúng túng đối phó, dẫn đến sai lầm về chiến lược, sa lầy về chiến dịch, chiến thuật và thất bại. Xuất phát từ tư tưởng phải luôn giữ vững, phát huy quyền chủ động chiến lược, cùng với tiến công rộng khắp, trong Chiến dịch Tây Bắc, ta tập trung lực lượng, đánh vào nơi địch sơ hở, giành được thắng lợi quan trọng, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn có ý nghĩa chiến lược. Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để ta tiếp tục đẩy mạnh tiến công địch, mở rộng quyền chủ động, đẩy địch lâm vào thế bị động đối phó, bị phân tán trên một không gian rộng, cuối cùng chịu thất bại thảm hại tại lòng chảo Điện Biên Phủ.

Hai là, trong điều kiện lấy ít địch nhiều, để phát huy quyền chủ động

chiến lược, vấn đề quan trọng là phải nắm chắc cục diện chiến trường, chọn hướng tiến công chiến lược đúng đắn. Để chọn hướng, mục tiêu tiến cơng đúng đắn, địi hỏi chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược bao qt cục diện chiến trường, nắm chắc mục tiêu, đối tượng tác chiến, phân tích cụ thể những chỗ mạnh, chỗ yếu của cả địch và ta. Thực tiễn cho thấy, chọn hướng, mục tiêu tiến công phù hợp, đánh đúng thời cơ thì lực lượng nhỏ cũng phát huy được sức mạnh, đạt được hiệu quả to lớn. Ngược lại, chọn hướng tiến công không phù hợp với thực lực của ta và thế bố trí lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường thì đều khơng mang lại hiệu quả, thậm chí bị tổn thất lớn về lực lượng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ sau Chiến dịch

PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 729Biên giới (1950) đến giữa năm 1951, quân và dân ta liên tiếp mở ba chiến Biên giới (1950) đến giữa năm 1951, quân và dân ta liên tiếp mở ba chiến dịch ở trung du (Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung), nhưng cả ba chiến dịch đều không đạt yêu cầu chiến lược đề ra, bị tổn thất lực lượng. Nguyên nhân chính là chọn hướng tiến công không đúng. Đây là bài học sâu sắc trong chỉ đạo chiến lược.

Quyết định chọn hướng Tây Bắc để mở chiến dịch tiến cơng, Bộ Chính trị đã có sự cân nhắc đúng đắn. Ta đưa chủ lực đánh vào một chiến trường rừng núi có tầm quan trọng chiến lược, nơi địch có lực lượng phịng thủ mỏng hơn, khó phát huy được sức mạnh của pháo binh, không quân. Đúng như nhận định của Tổng Quân ủy: “Trên chiến trường Bắc Bộ lúc này, khơng có hướng nào địch yếu như Tây Bắc”1. Trong điều kiện ta nắm được quyền chủ động, nhưng chưa đủ ưu thế để áp đảo, việc chọn hướng chiến dịch lên Tây Bắc - nơi có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng địch lại tương đối yếu và sơ hở là một quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tế chiến trường và trình độ tác chiến của bộ đội ta lúc đó. Đây là địa bàn địch bộc lộ nhiều sơ hở, khó chi viện, ứng cứu lẫn nhau, đồng thời cũng là địa bàn thuận lợi để phát huy cách đánh sở trường của bộ đội ta để mở những cuộc tiến công lớn, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Ba là, để giành quyền chủ động chiến lược phải không ngừng xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, giành thắng lợi từng bước. Do tương quan lực lượng quá chênh lệnh, bước vào cuộc kháng chiến, Đảng ta chủ trương phải phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tiến hành kháng chiến tồn dân, tồn diện; tích cực phát triển lực lượng vũ trang cả về số lượng và chất lượng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, rộng khắp... từng bước chuyển hóa lực lượng, thế trận từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh. Đặc biệt phải coi trọng xây dựng những “quả đấm” chủ lực mạnh, có khả năng giáng những địn tiêu diệt lớn, làm xoay chuyển cục diện chiến trường.

Bằng nghệ thuật tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc, sử dụng hai hình thức đấu tranh cơ bản (đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị), kết

_____________

1. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử nghệ thuật chiến dịchViệt Nam 1945-1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995, tr.142. Việt Nam 1945-1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995, tr.142.

hợp chặt chẽ hai phương thức tác chiến chính quy và tác chiến du kích, ta đã phát huy được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa võng”, chủ động tiến công địch ở khắp mọi nơi, cả trước mặt và sau lưng, trên tất cả các chiến trường. Đây là điều kiện thuận lợi để ta nắm quyền chủ động chiến lược, điều khiển địch theo ý đồ chiến lược của ta, buộc chúng phải đánh theo cách đánh sở trường của ta, khiến cho địch rơi vào tình trạng bị động đối phó.

Do bị sa lầy vào thế trận chiến tranh nhân dân của ta, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng với tỷ lệ ngày càng cao, không phát huy được ưu thế vũ khí, càng đánh càng bộc lộ sơ hở, bị dồn vào thế bất lợi. Nhờ xây dựng, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân rộng khắp, năm 1952 ta có điều kiện tập trung lực lượng chủ lực mạnh mở chiến dịch tiến công quy mô lớn trên địa bàn Tây Bắc, mở rộng vùng giải phóng, tiêu diệt địch, tiếp tục phát huy quyền chủ động chiến lược, đẩy đối phương ngày càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động, đối phó lúng túng và thất bại. Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, luôn giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược là bài học sâu sắc trong chỉ đạo chiến lược.

Ngày nay, sự phát triển của các loại vũ khí, trang bị, kỹ thuật công nghệ cao tất yếu dẫn đến sự thay đổi về phương thức tiến hành chiến tranh, hình thái chiến tranh... Trong các cuộc chiến tranh xâm lược, kẻ địch bao giờ cũng nắm thế chủ động về thời gian, kế hoạch tiến hành chiến tranh. Vận dụng bài học về phát huy quyền chủ động chiến lược trong Chiến dịch Tây Bắc, địi hỏi chúng ta phải ln chủ động bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình; dự báo chính xác các nguy cơ, thách thức, các tình huống chiến lược và loại hình tác chiến mới. Để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, ta phải chủ động xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù.

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)