) Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an.C
2. Những bản nhạc thời kháng Pháp đã cất lên tiếng vọng của tình ca Tây Bắc, là tiếng kèn xung trận hùng tráng thôi thúc bộ độ
tình ca Tây Bắc, là tiếng kèn xung trận hùng tráng thôi thúc bộ đội và người dân xông lên giải phóng quê nhà
Đó là các bài hát đi cùng năm tháng: “Đồn Vệ quốc qn” (1945) của Phan Huỳnh Điểu; “Vì nhân dân qn mình” (1951) của Dỗn Quang Khải; “Qua miền Tây Bắc” (1952) của Nguyễn Thành; “Đường lên Tây Bắc” (1949) của Văn An; “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân (1954); “Du kích Sơng Thao” (1949), “Hành quân xa” (1953), “Trên đỉnh Him Lam” (1954), “Giải phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận (7/5/1954)... cùng nhiều tác phẩm âm nhạc khác.
Với ưu thế của âm nhạc, có thể được hát tập thể, có thể truyền xa trên làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam, các tác phẩm âm nhạc về Tây Bắc thời chống Pháp đã liên kết, hòa thành một đại hợp xướng trên tồn chiến trường, động viên, khích lệ bộ đội và nhân dân chiến đấu chống thực dân Pháp và tay sai. Nếu sáng tác trực tiếp về Tây Bắc, mang âm hưởng văn hóa Tây Bắc có thể kể đến 5 bài hát tiêu biểu là của các nhạc sĩ Nguyễn Thành, Nguyễn Văn An, Đỗ Nhuận và Hoàng Vân...
Bài hát ra đời sớm hơn cả và có thể vang xa rộn ràng khắp miền Tây Bắc là bài “Đường lên Tây Bắc” (1949) của Văn An. Văn An nhập ngũ khi mới 17 tuổi, tham gia chiến dịch Biên giới, Việt Bắc... Chính trên những con đường hành quân, trên đường đi biểu diễn, xúc động nhìn thấy hình ảnh Tây Bắc đẹp như tranh vẽ, chàng nghệ sĩ trẻ đã viết nên những câu ca chân thật, mộc mạc nhưng cũng rất hình ảnh về một Tây Bắc lãng mạn trong cuộc kháng chiến trường kỳ:Đường lên Tây Bắc xa xôi/Nếp nhà sàn thấp thoáng/Đằng xa tiếng hát dân quân/Tiếng reo lưng đồi nương.
Ca khúc của Văn An thể hiện vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ, một vẻ đẹp nội tâm chân thành, nồng nàn u nước. Cái nhìn của người nghệ sĩ trẻ đó là
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 777cái nhìn sống động, vui vẻ về những cơng việc hằng ngày của người lính, của cái nhìn sống động, vui vẻ về những công việc hằng ngày của người lính, của người dân quân, thơn bản, cùng nhau vượt qua gian khó. Tuy chưa nói về thắng lợi nhưng ca khúc đem lại sự ấm áp và niềm tin cho người nghe, rằng cuộc kháng chiến dù gian khổ, nhưng với sự đoàn kết, thương yêu của bộ đội và nhân dân, chúng ta sẽ mau thắng được quân thù hung bạo.
“Qua miền Tây Bắc” của Nguyễn Thành được sáng tác năm 1952, cùng năm với chiến thắng Tây Bắc, toàn bộ nội dung và âm hưởng của bài hát là sự kêu gọi, thúc giục quân với dân một lịng đồn kết tiêu diệt qn thù:
Đất nước miền Tây Bắc đau thương/Từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác/Quân với dân một lịng khơng phân biệt xi ngược/Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù.
Lời ca tuôn chảy như suối đang rì rầm nơi thung sâu. Cái đêm Khau Vác nhớ đời ấy, cho đến bây giờ, mỗi lần nhắc đến, anh vẫn thấy lịng mình xốn xang như thời tuổi trẻ. Nguyễn Thành kể: “Viết xong bài hát, tôi cảm thấy chưa thật hay, mình liền vị mảnh giấy đó và vứt vào chân đống lửa, để ngày mai viết lại. Mệt quá ngủ thiếp đi. Nào có ngờ đâu, ngọn lửa đã không đủ bén để thiêu cháy bài hát ấy mà lại vào tay các bạn Phùng Đệ, Nguyễn Phúc, Nguyễn Hoán, Vũ Hướng, Trần Chất. Họ nhặt lên xem, kêu hay quá và lẩm nhẩm tập hát cả đêm. Sáng ra, khi tỉnh dậy trong tiếng đàn ghita của ca sĩ Trần Chất, Nguyễn Thành lặng đi không tin ở tai mình, vì chính mình cũng thấy... hay q. Bài hát ấy đã nhanh chóng được lan truyền... Cái lạ của bài hát này là khơng tun truyền gì mà anh em bộ đội đều thuộc và truyền miệng nhau say sưa hát: Qua miền Tây Bắc ta phá đồn giặc tan/Nương lúa xanh về ta vui sống trong tự do/Miền rừng núi hướng về Bác Hồ/Từ đây giải phóng quê nhà/Chiến thắng miền Tây Bắc hân hoan một niềm vui/Thốt ách lồi giặc tàn ác/Tay nắm tay vui mừng không phân biệt xuôi ngược/Cùng dựng xây tươi đẹp nước non nhà.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Tổng tập Hồi ký của mình đã nhắc
đến bài thơ Tây Tiến và bài hát “Qua miền Tây Bắc” như là sự minh chứng
cho sự phát triển, lớn mạnh trong chiến thắng Tây Bắc 1952 của quân đội: “Trước sự rút chạy hốt hoảng của địch, các cánh quân ta từ nhiều hướng, ào ạt theo đường lớn đổ về những khu vực quân địch đang dồn lại. Khơng cịn là những chiến sĩ “Tây Tiến đồn qn khơng mọc tóc” trong bài thơ của
Quang Dũng năm xưa, các binh đoàn tràn đầy sinh lực tiến quân với khí thế chiến thắng. Thời gian này đã ra đời bài hát của Nguyễn Thành trong Đội văn công 308: Qua miền Tây Bắc, núi ngút ngàn trùng xa/Suối sâu, đèo cao, bao khó khăn ta vượt qua/Bộ đội ta vâng mệnh Cha già/Về đây giải phóng quê nhà. Bài hát này còn vang lên trong những đêm hành quân mỗi lần tiến
vào Tây Bắc sau này, kể cả Chiến dịch Điện Biên Phủ”1. Qua đánh giá của Đại tướng về hai tác phẩm trên, cho chúng ta thấy một miền Tây Bắc, một thế trận quân đội trưởng thành từng ngày đã được văn nghệ sĩ bám sát thể hiện chân thực trong tác phẩm của mình.
Nhắc đến Tây Bắc, nhắc đến Điện Biên, người ta thường nhắc đến “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân, một “bức tranh âm thanh” hào hùng, thể hiện sự gian khổ hy sinh của bộ đội ngày đầu chiến dịch giải phóng Điện Biên Phủ. Nhạc sĩ Hồng Vân từng kể: “Thời điểm đó, qn ta đang gấp rút chuẩn bị cho chiến dịch. Khi ấy, tôi được cử đi quan sát chiến trường để chuẩn bị đưa các tốp văn cơng xung kích vào phục vụ, đồng thời cũng thu thập thông tin để về viết bài cho bản tin của sư đoàn... Nếu lúc kéo pháo vào, kẻ địch hồn tồn khơng hay biết gì thì lúc kéo pháo ra, bọn chúng đã đốn được. Đạn pháo và bom bắt đầu dội xuống những nơi chúng nghi ngờ. Nhiều lần, mảnh bom đạn đã chặt đứt dây kéo, pháo có nguy cơ tuột xuống vực, anh em lại phải dùng hết sức mình để cứu pháo. Trong một trường hợp như thế, đồng chí Tơ Vĩnh Diện đã hy sinh trên đường kéo pháo ra”. Khi nghe tin đồng chí Tơ Vĩnh Diện hy sinh, nhạc sĩ Hoàng Vân đã rất xúc động và những lời ca, giai điệu của bài “Hị kéo pháo” được ơng lặng lẽ viết ra trong sự xúc cảm lúc đó. Bài hát viết xong, lập tức được các thành viên của đội văn công mang đi phục vụ ngay bên các khẩu pháo, ở các chiến hào phục vụ bộ đội, dân công...2. Lời ca và giai điệu hào hùng của bài hát “Hò kéo pháo” vang lên giữa núi rừng Tây Bắc khi ấy đã tiếp thêm sức mạnh, thêm nghị lực cho quân và dân ta, nhất là với các chiến sĩ kéo pháo, giúp họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
_____________