PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 41 - 43)

) Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị.

PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

Hai là, thực hành dân chủ quân sự rộng rãi, khơi dậy và phát huy tinh thần tự giác phấn đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ

Trong Chiến dịch Tây Bắc, thông qua phát huy dân chủ quân sự trong quán triệt phương châm chỉ đạo chiến dịch, nhất là xác định cách đánh có tầm quan trọng quyết định thắng lợi, góp phần làm cho từng cán bộ, chiến sĩ nhận thấy niềm vinh dự, tự hào được tham gia chiến đấu; hiểu rõ nhiệm vụ, tác dụng và ý nghĩa lớn lao của chiến dịch, từ đó nêu cao ý chí, vượt qua khó khăn, khơng ngại gian khổ, kiên quyết làm trịn nhiệm vụ.

Cùng với đó, dựa vào căn cứ tình hình địch, ta, địa hình, thời tiết và yếu tố có liên quan, phương châm chỉ đạo chiến dịch đã quán triệt mục đích chiến lược của Chiến dịch Tây Bắc. Trên cơ sở đó, cơng tác đảng, cơng tác chính trị được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, góp phần thống nhất nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ trong việc quán triệt phương châm chỉ đạo chiến dịch.

Bên cạnh đó, việc phát huy dân chủ quân sự đã hình thành nên những phong trào thi đua giết giặc, lập cơng, thi hành chính sách... và giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Thông qua việc mở rộng dân chủ quân sự đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tài năng, sáng kiến của quần chúng, nêu cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, dám chịu trách nhiệm, chủ động tự giải quyết lấy những khó khăn, vướng mắc, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng.

Ba là, làm tốt công tác dân vận, động viên quần chúng nhân dân tham gia chiến dịch

Chiến dịch Tây Bắc diễn ra trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với 44 vạn dân, gồm nhiều dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Tày, Mường... Do vậy, công tác dân vận được quán triệt hết sức sâu sắc, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi. Cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc phương châm tranh thủ quảng đại quần chúng nhân dân. Khi liên hệ với nhân dân phải có ý kiến của địa phương và do cán bộ địa phương giúp đỡ. Tuyệt đối không được cưỡng bức nhân dân buôn bán hay phục vụ bộ đội. Tránh tất cả những phiền hà cho nhân dân, dù là nhỏ nhất; giúp đỡ nhân dân đề phòng

địch đánh phá cũng như tăng gia sản xuất. Phải tôn trọng phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, ra sức thuyết phục các đối tượng lang đạo. Đối với dân công, cấp ủy, chỉ huy các cấp được yêu cầu sử dụng dân công đảm bảo hết sức tiết kiệm và hợp lý, đỡ gánh nặng cho nhân dân và đáp ứng cho kế hoạch tác chiến lâu dài. Chỉ sử dụng dân công vào vận chuyển phục vụ chiến đấu, giải quyết các vấn đề liên quan đến chiến trường. Kịp thời chấn chỉnh những hành động đối xử không đúng đối với dân công. Chăm sóc, giúp đỡ nhân dân trong việc tiếp tế, ăn ở, bảo vệ an toàn cho dân cơng; cử cán bộ có năng lực cơng tác chính trị phụ trách dân cơng, phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa phương của các đội dân công trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, cơng tác đảng, cơng tác chính trị tiến hành thường xuyên, chủ động, nhạy bén, linh hoạt bám sát thực tế chiến dịch, chiến đấu

Trong suốt q trình diễn ra chiến dịch, cơng tác đảng, cơng tác chính trị đã phát huy vai trị đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của Tổng Quân ủy đến với mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng; đồng thời biến chủ trương, đường lối, chính sách thành sức mạnh; biến quyết tâm của Trung ương Đảng, của Tổng Quân ủy thành quyết tâm của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Bên cạnh những ưu điểm, cơng tác chính trị cũng cịn những hạn chế, như chưa kịp thời lãnh đạo tư tưởng trong quá trình diễn biến chiến đấu, đặc biệt trước và sau những trận chiến đấu ác liệt; chưa đi sâu giải quyết tư tưởng ở từng nơi, từng đơn vị khác nhau; chưa phân biệt đặc điểm tư tưởng của cán bộ với tư tưởng của chiến sĩ để lãnh đạo đúng từng đối tượng. Còn thiếu hướng dẫn cụ thể cho bộ đội về việc chấp hành chính sách, nhất là chính sách đối với dân công1. Những thiếu sót trên, một phần do trình độ hạn chế về cơng tác chính trị của ta lúc bấy giờ, nhưng chủ yếu do tác phong công tác của cán bộ chưa đi sâu sát quần chúng, chưa kịp thời nhạy bén trước mọi diễn biến của tình hình. Có thời điểm việc động viên chính trị, lãnh đạo tư tưởng chưa kết hợp với việc giải quyết những yêu cầu cụ thể về

_____________

1. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến dịch tiến công Tây Bắc(Thu - Đông 1952), Sđd, tr.77, 78. (Thu - Đông 1952), Sđd, tr.77, 78.

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)