Qua Chiến dịch Tây Bắc, chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm quý

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 127)

) Đại học Nội vụ.

3. Qua Chiến dịch Tây Bắc, chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm quý

báu, trong đó có những kinh nghiệm về cơng tác vận động quần chúng, cụ thể:

Một là, phải nắm rõ tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa, nhận thức, tính cách, tâm lý quần chúng ở địa bàn, tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

Cán bộ làm công tác vận động tất yếu phải nắm rõ tình hình, đặc điểm văn hóa, nhận thức, tính cách, tâm lý quần chúng ở địa bàn, hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, trình độ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Từ đó, có cách thức tuyên truyền, vận động phù hợp, giúp quần chúng hiểu rõ âm mưu của địch phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngày 16/8/1952, Ban Bí thư ra Chỉ thị về “Thi hành chính sách dân tộc thiểu số ở Khu Tây Bắc”, trong đó chỉ rõ: “Phát triển bình dân học vụ, dạy cho đồng bào biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, và tùy từng nơi có thể dùng vần quốc ngữ để phiên âm tiếng địa phương, coi đó như một thứ chữ mới của dân tộc thiểu số địa phương, có thể dùng để dạy bằng tiếng mẹ đẻ cho dân tộc đó. Song, đồng thời vẫn dạy kèm tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ. Đối với những dân tộc đã có chữ riêng như người Thái,... thì cần ra sách, báo, truyền đơn,... bằng chữ riêng của họ để dễ tuyên truyền giác ngộ họ”1.

Cuối tháng 9/1952, Khu ủy Tây Bắc triệu tập Hội nghị cán bộ mở rộng, quán triệt chủ trương của Đảng về vận động dân tộc thiểu số; cung cấp kiến thức, kỹ năng về chính sách dân tộc thiểu số ở vùng mới giải phóng; đặt chương trình cơng tác 3 tháng cuối năm để động viên cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn Khu huy động mọi khả năng phục vụ chiến dịch. Hầu hết các đồng chí bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và cán bộ các ban, ngành ở vùng này đều tham gia Hội nghị. Ngày 1/10/1952, Chính phủ cơng bố Tám điều mệnh lệnh đối với các vùng mới giải phóng: 1- Bảo vệ tính mạng và tài

sản của nhân dân. 2- Bảo vệ nghề nghiệp làm ăn của nhân dân. 3- Tịch thu tài sản của giặc Pháp và bọn phản quốc. 4- Bảo vệ đền chùa, nhà thờ, trường học, nhà thương và các cơ quan văn hóa - xã hội khác. 5- Thưởng người có cơng, phạt người có tội. 6- Giữ gìn trật tự trị an. 7- Nhân dân, đặc biệt là nông dân nên tổ chức lại. 8- Bảo vệ tính mạng và tài sản của kiều dân nước ngoài.

_____________

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)