) Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị.
3. Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IX tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Nội, 2020, tr.
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 671của Tổng cục Chính trị và những kinh nghiệm tiến hành các hoạt động cơng của Tổng cục Chính trị và những kinh nghiệm tiến hành các hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị vào nội dung đào tạo.
Thứ hai, tăng cường đổi mới phương pháp huấn luyện, đào tạo theo hướng tích cực, gắn người học vào thực tiễn đơn vị cơ sở
Thực tiễn chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật của bộ đội ở đơn vị cơ sở ln vận động, phát triển liên tục địi hỏi hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị cũng phải thường xuyên bám sát với sự phát triển ấy. Điều này đòi hỏi người cán bộ chính trị phải có đủ phẩm chất nhân cách, năng lực và phương pháp tác phong công tác đủ sức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ở các đơn vị cơ sở trong toàn quân. Muốn vậy, trước hết ngay trong quá trình đào tạo tại trường, học viên phải được trang bị phẩm chất, tri thức và kỹ năng cần thiết. Những phẩm chất, tri thức và kỹ năng này phải mang “hơi thở” của đơn vị, sát với yêu cầu hoạt động của cán bộ chính trị nhưng cũng phải phù hợp với trình độ nhận thức của người học. Cách thức xác định, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị gồm: cách thức truyền thụ hệ thống kiến thức khoa học; phương pháp trang bị kinh nghiệm thực tiễn, kỹ xảo, kỹ năng công tác đảng, cơng tác chính trị; phương pháp bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận khoa học; phương pháp giáo dục, rèn luyện hình thành phẩm chất nhân cách, phương pháp, tác phong công tác của người cán bộ chính trị. Phương pháp huấn luyện, đào tạo phải theo hướng tích cực, khai thác tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học. Xây dựng nhiều hình thức giảng dạy mang tính trực quan, trực tiếp đưa người học vào các hoạt động thực hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị để bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Kết hợp chặt chẽ huấn luyện trên lớp với tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, thực tập để nâng cao hiệu quả đào tạo. Đội ngũ học viên đào tạo cán bộ chính trị phải tự quán triệt, xác định rõ ý thức trách nhiệm, yêu mến, gắn bó với nghề nghiệp, thấy rõ sự cần thiết phải học tập, rèn luyện, coi việc học tập, rèn luyện là một nhu cầu, là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Từ nhận thức đúng đắn và tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện, từng học viên cụ thể hóa thành mục đích, kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng và thiết thực.
Thứ ba, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội
Đồn kết là truyền thống quý báu của Quân đội ta đã được đúc kết qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Đồn kết cũng chính là động lực để Quân đội có được sức mạnh bách chiến, bách thắng. Thực tiễn trong Chiến dịch Tây Bắc nói riêng và xuyên suốt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nói chung, xây dựng tinh thần đoàn kết cán - binh, đoàn kết quân - dân luôn là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. Cán bộ chính trị là người “trực tiếp chỉ đạo và tiến hành công tác đảng, cơng tác chính trị trong đơn vị”1, là hạt nhân đoàn kết trong đơn vị, trực tiếp chỉ đạo và tiến hành công tác dân vận, củng cố vững chắc mối quan hệ đoàn kết máu thịt Quân đội với nhân dân. Do đó, cần phải bồi dưỡng tinh thần đồn kết cho học viên đào tạo cán bộ chính trị ngay từ trong nhà trường. Hoạt động bồi dưỡng phải bám sát tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, tầm quan trọng của đồn kết nội bộ; về vai trị, sức mạnh của quần chúng nhân dân; bên cạnh đó triệt để quán triệt và vận dụng sâu sắc các quan điểm, chỉ thị, hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị về cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, cơng tác dân vận. Trên cơ sở đó, xác định nội dung và hình thức bồi dưỡng tinh thần đồn kết cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội.
Vượt qua khó khăn, thử thách, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Tây Bắc 1952, lập dấu mốc mới trên con đường đi đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để lại những kinh nghiệm về thực hành công tác đảng, cơng tác chính trị cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào đào tạo cán bộ chính trị cho Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị làm nền tảng vững chắc để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
_____________
1. Quân ủy Trung ương: Điều lệ Công tác đảng, cơng tác chính trị trong Quân độinhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2018, tr.93. nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2018, tr.93.