TRONG CHIẾN DỊCH TÂY BẮC

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 32)

Thiếu tướng, TS. ĐỖ MINH XƯƠNG)

ây Bắc là địa bàn rừng núi, giữ vị trí địa chiến lược đối với chiến trường chính Bắc Bộ và địa bàn Thượng Lào. Tuy vậy, năm 1952 lực lượng địch ở đây chỉ có 8 tiểu đồn, 41 đại đội bố trí trên 144 cứ điểm, trong đó khoảng 40 cứ điểm có từ 1 đến 2 đại đội, còn lại từ 1 đến 2 trung đội. Ngoại trừ một số cứ điểm ở thị trấn, trung tâm được xây dựng kiên cố, cịn đa phần là cơng sự dã chiến, bằng gỗ và đất, đá.

Nhằm phát triển thế tiến cơng chiến lược, tháng 4/1952, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh tiến hành làm công tác chuẩn bị mở chiến dịch tiến công lên Tây Bắc, với quyết tâm tiêu diệt quân địch tại đây, giải phóng đất đai, chiếm giữ địa bàn chiến lược.

Tháng 9/1952, Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Chỉ huy trưởng chiến dịch; Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng chiến dịch. Bộ Tổng Tham mưu xây dựng kế hoạch tác chiến, xác định lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm Đại đoàn 308, 312, 316 (thiếu 1 trung đoàn); Tiểu đoàn 910 thuộc Trung đoàn 148, 6 đại đội sơn pháo 75mm, gồm 24 khẩu; 3 đại đội súng cối 120mm gồm 12 khẩu; 3 tiểu đồn cơng binh thuộc Trung đồn cơng binh 151, Đại đồn cơng pháo 351 và 11 đại đội bộ đội địa phương các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai. Số lượng vật chất bảo đảm cho chiến dịch dự kiến hơn 9.000 tấn lương thực, thực phẩm; _____________

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)