13 Xem thêm: Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ (1995), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, trang 66-67.
2.3.1.3. Cân đối cung cầu du lịch
Mặc dù sự vận động của mối quan hệ cung cầu là một chuỗi liên tiếp các trạng thái cân đối - không cân đối xảy ra kế tiếp nhau, tuy nhiên vai trò của các nhà hoạch định chính sách vĩ mơ cũng như vi mơ là cần phải duy trì được các trạng thái cân đối một cách bền vững và phải nhanh chóng khắc phục trạng thái mất cân đối giữa cung và cầu khi xảy ra.
Từ các đặc điểm của mối quan hệ cung cầu du lịch nói trên có thể rút ra nội dung cơ bản của việc cân đối cung cầu du lịch là giảm các dao động thời vụ của cầu càng nhiều càng tốt và lựa chọn một khả năng cung phù hợp nhất với cầu đồng thời có hiệu quả sử dụng cao nhất.
Để giảm các dao động thời vụ của cầu du lịch có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Phát triển các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đặc biệt các sản phẩm trọn gói nhằm thu hút các nhóm khách hàng vào thời kỳ trái vụ.
- Tạo thêm các điểm hấp dẫn mới, các điểm đến du lịch mới nhằm san bớt cầu ở các điểm đến truyền thống trong thời kỳ chính vụ.
- Sử dụng chính sách giá phân biệt giữa hai thời vụ du lịch.
- Sử dụng chiến dịch marketing nhằm thay đổi mơ hình cầu truyền thống.
- Thay đổi lại các ngày nghỉ, các kỳ nghỉ của dân cư.
Để lựa chọn mức cung phù hợp nhất với cầu và phải có hiệu quả sử dụng cao nhất, hãy xem xét 3 khả năng có thể xảy ra trong Hình 2.4 sau đây:
Hình 2.4. Lựa chọn mức cung du lịch cho một điểm đến
- Khả năng thứ nhất: Mức cung (S1) đáp ứng mức cầu cao nhất trong thời kỳ chính vụ. Điều đó có nghĩa là tại điểm đến du lịch vào bất cứ thời điểm nào, du khách cũng đều được cung cấp các tiện nghi và dịch vụ du lịch một cách đầy đủ nhất và tốt nhất. Tuy nhiên, vào thời kỳ trái vụ mức cung sẽ không được sử dụng hết vì lượng khách quá ít và như vậy ngành và các doanh nghiệp du lịch sẽ khơng có hiệu quả kinh tế.
- Khả năng thứ hai: Ngược lại với trường hợp trên, mức cung (S2) quá thấp chỉ đáp ứng được mức cầu ở thời kỳ trái vụ. Điều đó có nghĩa là mặc dù khả năng cung được sử dụng có hiệu quả nhất nhưng không thoả mãn nhu cầu của du khách, đặc biệt trong thời kỳ chính vụ và khơng thể tạo ra sự phát triển của du lịch ở đây được.
- Khả năng thứ ba: Mức cung (S3) nằm trong khoảng giữa của mức cầu chính vụ (cao nhất) và mức cầu trái vụ (thấp nhất). Trường hợp này mang tính trung hồ cho hai khả năng trên nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để yêu cầu thoả mãn cao nhất cầu và hiệu quả cung cũng cao nhất. Có thể khắc phục bằng cách kết hợp thêm với các biện pháp làm giảm các dao động thời vụ của cầu du lịch như đã giới thiệu.
Nội dung cân đối cung cầu du lịch nói trên chủ yếu được xem xét về mặt tổng số (tổng cung và tổng cầu). Ngoài ra, cũng tương tự như các
hàng hoá và dịch vụ khác, cân đối cung cầu du lịch nên được xem xét thêm về phương diện cơ cấu - cơ cấu cung các dịch vụ du lịch tại một điểm đến phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu nhu cầu của du khách về các dịch vụ đó. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất khó khăn, vì như đã biết các yếu tố cung ở điểm đến du lịch có tính cố định, trong khi đó nhu cầu du lịch mang tính cá nhân cao và rất đa dạng. Cung du lịch phải đáp ứng các nhu cầu vừa có tính địa phương, tính quốc gia và cả tính quốc tế của du khách.