Điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 25 - 26)

Điểm đến du lịch là vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thoả mãn nhu cầu tùy theo mục đích chuyến đi của người đó. Có thể phân biệt hai loại điểm đến: Điểm đến cuối cùng thường là điểm xa nhất tính từ điểm xuất phát gốc của du khách và (hoặc) là địa điểm mà người đó dự định tiêu dùng phần lớn thời gian. Điểm đến trung gian hoặc điểm ghé thăm là địa điểm dành thời gian ngắn hơn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc tham quan một điểm hấp dẫn du lịch.

Hầu hết các điểm đến bao gồm một hạt nhân cùng với các yếu tố cấu thành sau:

- Các điểm hấp dẫn du lịch;

- Giao thông, phương tiện đi lại (khả năng tiếp cận điểm đến); - Nơi ăn nghỉ;

- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ; - Các hoạt động bổ sung.

Các yếu tố cấu thành này cần hiện hữu đồng thời trước khi hoạt động du lịch có thể xảy ra và cần có sự phối hợp hoàn chỉnh thể hiện điểm đến đó hoạt động được và cung cấp được các trải nghiệm du lịch cho khách thăm.

Các điểm đến du lịch rất đa dạng nhưng chúng thường có các đặc điểm chung sau:

- Được thẩm định về văn hóa: Du khách thường cân nhắc một điểm đến có hấp dẫn và đáng đầu tư thời gian, tiền bạc đến viếng thăm hay không. Như vậy, điểm đến là kết quả của sự thẩm định về văn hóa của khách thăm.

- Tính khơng tách biệt: Du lịch được tiêu thụ ở nơi mà nó được sản xuất ra - du khách phải hiện hữu tại điểm đến để thu nhận được các trải nghiệm du lịch.

- Tính đa dụng: Các tiện nghi ở điểm đến thường phục vụ cư dân địa phương quanh năm, nhưng vào một số thời gian nhất định hoặc cả năm lại có những người sử dụng tạm thời các tiện nghi này, đó là khách du lịch hoặc khách tham quan.

- Tính bổ sung: Các yếu tố cấu thành điểm đến có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chất lượng của mỗi yếu tố cấu thành và khả năng cung cấp dịch vụ du lịch của chúng cần có sự tương đồng, bổ sung cho nhau một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)