Lý do kinh doanh đa quốc gia trong du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 158 - 161)

CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH

4.1.3. Lý do kinh doanh đa quốc gia trong du lịch

Trong khi phần lớn (hơn 90%) lượng khách du lịch trên thế giới là nội địa, thì du lịch quốc tế lại chiếm một phần hết sức có ý nghĩa trong tổng giá trị. Khi khách du lịch mua sản phẩm du lịch, họ nhận được một tập hợp các dịch vụ (và một số hàng hoá) bắt nguồn từ quốc gia nguồn khách (nước xuất phát), quốc gia điểm đến và cũng như từ một số quốc gia trung gian hoặc tạm dừng. Một chuyến du lịch quốc tế ngắn và tiêu biểu có thể bao gồm các chi tiêu được phân chia như trong hình 4.119.

Hình 4.1. Chi phí chuyến đi ngắn ngày giả định của khách du lịch quốc tế (%)

19 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. Melbourne.

Nước xuất phát Liên kết quốc tế Nước đến du lịch

Dịch vụ đại lý

du lịch 8 Vận chuyển hàng không 30 Lưu trú Đi lại 22 13

Các dịch vụ khác (VD: Thông tin) 3 Hàng hóa (VD: miễn thuế) 5 Lưu niệm và dịch vụ cá nhân 12 Thuế 2 Thuế 5 Tổng (trừ thuế) 11 Tổng 35 Tổng (trừ thuế) 47

Các sản phẩm trong Hình 4.1 phần lớn là những sản phẩm bổ sung cho nhau trong cầu du lịch. Do đó, bất kỳ nhà cung ứng sản phẩm nào cũng đều biết rằng khi có cầu về sản phẩm của mình thì cũng có nghĩa là sẽ có cầu về những sản phẩm khác. Kết quả là:

- Nếu một trong các sản phẩm du lịch được sản xuất và bán ra mà có thể sinh lời thì sẽ tạo ra sự khuyến khích ngay lập tức và làm đa dạng hoá sản phẩm trong các lĩnh vực khác.

- Hình thành các chương trình du lịch trọn gói bao gồm ít nhất hai yếu tố sản phẩm, nhất là các yếu tố chính gồm vận chuyển hàng khơng và lưu trú có nhiều lợi thế về marketing và đăng ký đặt trước sản phẩm cung ứng.

- Trên cơ sở thị trường nguồn khách, các nhà cung ứng có thể thu lợi từ sự tìm hiểu được "khẩu vị" của du khách và các định hướng thị trường ở chính quốc gia của mình thơng qua việc cung ứng các sản phẩm ở điểm đến.

Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch đa dạng sẽ không cần thiết tối đa hố hoạt động kinh doanh trên tồn bộ các thị trường du lịch đang tồn tại nhưng vẫn khuyến khích sự phát triển du lịch nhiều hơn để tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh ở chính quốc gia của họ. Điều này trước đây thường có nghĩa là việc đầu tư mới vào nước khác, ký kết các hợp đồng quản lý khơng mang tính chất đầu tư với các đối tác địa phương hoặc thiết lập các thoả thuận thương mại quốc tế được chú trọng nhiều hơn là hình thức cơng ty đa quốc gia, với lý do chính là các biện pháp này giúp cải thiện khả năng sinh lợi và phát triển các hoạt động hiện có.

Áp lực phát triển các hoạt động kinh doanh đa quốc gia trong du lịch lớn nhất là ở các quốc gia nguồn khách. Điều này có thể thấy qua xem xét các giá trị nhận được từ du lịch trong Hình 4.1. Để đơn giản hố, giả sử rằng ba doanh nghiệp A, B và C có các tài nguyên du lịch lần lượt tương ứng ở ba quốc gia nguồn khách (nước xuất phát), liên kết quốc tế (nước tạm dừng, trung gian) và quốc gia điểm đến (nước đến du lịch).

Nếu mỗi doanh nghiệp có thể giành được quyền cung ứng toàn bộ sản phẩm, dịch vụ cho du khách:

- A có thể đạt được doanh thu là 93 thay vì 11 - tăng 8,5 lần; - B có thể đạt được doanh thu là 93 thay vì 35 - tăng 2,7 lần; - C có thể đạt được doanh thu 93 thay vì 47 - tăng 98% (dưới 2 lần). Do đó, doanh nghiệp A có thể đạt được doanh thu và lợi nhuận lớn nhất từ quốc tế hoá hoạt động kinh doanh.

Tất nhiên trong thực tế, sự mở rộng tiềm năng kinh doanh gần như khơng nhiều, chỉ một số ít doanh nghiệp có thể hoặc sẵn sàng giành được và vận hành tất cả các nhà sản xuất, kinh doanh du lịch liên quan và họ có thể khởi đầu tốt với ít nhất hai nhà sản xuất kinh doanh. Ví dụ như một hãng hàng khơng có thể sẵn sàng làm chủ một tập đoàn lữ hành bán lẻ nội địa.

Trường hợp một tập đoàn khách sạn hoặc nhà hàng hiện thời không liên quan đến quốc gia nguồn khách cũng như quốc gia điểm đến nhưng cũng có thể tham gia vào hệ thống thông qua hợp đồng quản lý hoặc chuyển nhượng thương hiệu. Các doanh nghiệp này sẽ trực tiếp nhận được các lợi thế của marketing đa dạng hoá theo khu vực địa lý, cũng như sử dụng các "bí quyết" sản xuất kinh doanh. Khu vực địa lý các quốc gia chính của hầu hết các công ty đa quốc gia trong du lịch là Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản và Hồng Kông. Điều này càng khẳng định ý kiến cho rằng các quốc gia nguồn khách cùng với nhu cầu xuất khẩu vốn đầu tư đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh đa quốc gia trong ngành du lịch.

Sự lan toả của các doanh nghiệp du lịch Tây Âu và Mỹ đến Đông Âu là một ví dụ cụ thể của việc kết hợp 3 nhân tố: Phổ biến các "bí quyết" sản xuất tiên tiến cho các doanh nghiệp địa phương, thúc đẩy năng suất cao hơn (năng suất cận biên) từ các thị trường nguồn khách Đông Âu đang phát triển và đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô từ kinh doanh quốc tế. Từng nhân tố này đã dẫn đến việc nhượng quyền cho

các khách sạn ở Đông Âu, mua cổ phiếu của các công ty lữ hành và liên minh chiến lược hàng không Đông - Tây Âu.

Hiện nay, trong bối cảnh tồn cầu hố, xu thế hội nhập khu vực và thế giới trở nên phổ biến, nên các doanh nghiệp du lịch kinh doanh đa quốc gia càng được phát triển mạnh mẽ. Thực chất của sự phát triển đa quốc gia chính là q trình tích tụ và tập trung vốn của một doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao được năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh và nhận được hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)