Từ cách tiếp cận kinh tế, du lịch được quan niệm là một ngành cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ cho du khách trong hành trình và tại điểm đến du lịch. Mặc dù hoạt động du lịch phát triển từ khá lâu, nhưng nhận thức và quan niệm về ngành du lịch giữa các quốc gia vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch năm 1971 đưa ra khái niệm: Ngành du lịch có thể quan niệm rộng là đại diện cho tập hợp các hoạt động công nghiệp và thương mại để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn bộ hoặc phần lớn của khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhà kinh tế Leiper người Anh lại quan niệm: Ngành du lịch bao gồm tất cả các công ty, các tổ chức và các tiện nghi nhằm mục đích phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của du khách. Trong khi đó, các nhà kinh tế Mỹ như McIntosh, Goeldner và Ritchie quan niệm cụ thể hơn: Du lịch là ngành tổng hợp các yếu tố lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch. Ở châu Á, các nhà kinh tế Trung Quốc là Đổng Ngọc Minh và Vương Lơi Đình quan niệm ngành du lịch hướng về nhu cầu mà không
hướng về cung ứng như quan niệm của các ngành sản xuất khác, do đó ngành du lịch là một ngành cơng nghiệp có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tượng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ.
Các quan niệm về ngành du lịch trên đây tuy khơng thật giống nhau, nhưng có hai điểm chung: Một là, ngành du lịch là một ngành dịch vụ (hoặc ngành công nghiệp như quan niệm của một số nước) có tính tổng hợp với nhiều yếu tố, nhiều bộ phận hợp thành; hai là, ngành du lịch có mục đích phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch. Chính vì tính tổng hợp của ngành du lịch nên việc xác định vị trí của nó trong phân ngành kinh tế quốc dân không rõ ràng và không thống nhất giữa các quốc gia.
Du lịch Việt Nam tuy mới thực sự phát triển trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhưng Nhà nước Việt Nam đã quy định phải "có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước" (khoản 1, Điều 5, Luật Du lịch năm 2017).
Để nhận thức rõ hơn về ngành du lịch, chúng ta cần hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
a. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp
Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp về đi lại, ăn, ở, tham quan, giải trí, mua sắm và các nhu cầu khác trong chuyến đi và tại điểm đến du lịch. Để đáp ứng từng nhu cầu riêng lẻ trong nhu cầu du lịch tổng hợp nói trên, địi hỏi phải có nhiều ngành nghề khác nhau cung ứng các hàng hoá và dịch vụ cho du khách. Trước hết, ngành du lịch bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp cung ứng hàng hoá và dịch vụ chủ yếu và trực tiếp cho du khách như các công ty lữ hành, đại lý du lịch, các khách sạn, đơn vị vận chuyển và bán hàng lưu niệm du lịch; đồng thời nó cịn bao gồm phần cung ứng cho du khách của các tổ chức và doanh nghiệp
khác như các nhà hàng, cửa hàng thương mại, vận chuyển công cộng, ngân hàng, bưu điện, y tế... (các tổ chức và doanh nghiệp này có phần cung ứng hàng hóa, dịch vụ chủ yếu cho cư dân địa phương). Chính vì đặc điểm này làm cho sự phân biệt và nhận diện ngành du lịch một cách độc lập trong nền kinh tế quốc dân gặp nhiều khó khăn. Nhận thức đầy đủ đặc điểm tổng hợp của ngành du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác quản lý ngành và quản lý doanh nghiệp.
b. Du lịch là ngành dịch vụ
Nền kinh tế quốc dân thường được phân chia làm hai khu vực: Khu vực sản xuất vật chất và khu vực dịch vụ (phi sản xuất vật chất). Ngành du lịch được xếp trong khu vực thứ hai mặc dù trong ngành vẫn tồn tại một bộ phận sản xuất ra các sản phẩm hữu hình (như sản phẩm ăn uống, hàng lưu niệm...) nhưng doanh thu từ bộ phận này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ du lịch. Nhận thức đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ và các ứng xử thích hợp trong kinh doanh dịch vụ là những vấn đề cơ bản đặt ra trong ngành và các doanh nghiệp du lịch.
c. Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh
Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế (ngành công nghiệp) lớn ở các nước phát triển trong thế kỷ XX. Đối với một số quốc gia, du lịch thường chiếm một trong ba vị trí các ngành kinh tế hàng đầu, chủ yếu của quốc gia đó. Sự phát triển nhanh (có thể là nhanh nhất) của ngành du lịch trên phạm vi tồn thế giới thể hiện thơng qua sự phát triển của số lượng người đi du lịch qua các năm và sự đóng góp của du lịch trong tồn bộ nền kinh tế thế giới. Ví dụ năm 2017, lượng khách đi du lịch trên thế giới lên tới 1.323 triệu lượt (tăng khoảng 7%), thu nhập du lịch quốc tế là 8.272,3 tỷ USD và du lịch thu hút hơn 9,9% tổng số lao động toàn cầu (313.221.000 việc làm)1. Ở nước ta, du lịch cũng phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây thể hiện qua Bảng 1.1.