CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH
4.2.1.1. Công ty đa quốc gia trong hàng không
a. Các hãng hàng không thuần tuý
Trong tất cả các loại doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch, các hãng hàng khơng có mối quan tâm rõ ràng nhất đến hoạt động kinh doanh và đầu tư đa quốc gia. Các hãng hàng không hoạt động kinh doanh quốc tế phải cân nhắc việc có nên lập văn phịng chi nhánh của mình ở các sân bay nước ngồi hoặc ở các thành phố lớn hay khơng. Sự lựa chọn thường là một đại lý địa phương.
Để phát triển kinh doanh ở các sân bay nước ngồi và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng hàng không địa phương, hãng hàng không quốc tế cần cân nhắc việc lập văn phòng chi nhánh ở khắp tồn cầu và có thể theo quy định của luật pháp địa phương phải thành lập một công ty chi nhánh để tiến hành hoạt động kinh doanh. Sự lựa chọn là một thoả thuận song phương với một hãng hàng không địa phương trong phối hợp hoạt động marketing, phối hợp quản lý hành khách lên xuống, các thoả thuận khác giữa hai bên và lợi thế độc quyền của một công ty đa quốc gia. Hoạt động kinh doanh hàng khơng có sự phát triển thành các công ty đa quốc
gia một cách hợp lý với các hệ thống, trung tâm đặt giữ chỗ như Covia/Galileo, Sabre hoặc Amadeus/Abacus, với bảo hiểm và dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp và với hoạt động liên ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh hàng không đa quốc gia thường vấp phải sự hạn chế của chính phủ các nước để bảo vệ các hãng hàng không của mình vì mục đích chính trị hoặc ngoại giao. Một số hãng hàng không đã phát triển kinh doanh đa quốc gia thành công như hãng SAS (Scandinavian Airline Systems) có vốn từ Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch; một số hãng khác đã phát triển trong thị trường hàng khơng tự do hơn (ít bị các quy chế ràng buộc) vào những năm 90 của thế kỷ XX. Sự phát triển quan trọng nhất vào thời gian này là các hãng hàng không tự bảo vệ được thương hiệu của mình khi liên kết để cung cấp dịch vụ vận chuyển như cùng khai thác một chuyến bay (biểu thị một chuyến bay bằng hai ký hiệu của hai hãng hàng không khác nhau). Điều đó làm cho mỗi hãng thể hiện là có khả năng cung cấp các chuyến bay trên một phạm vi rộng hơn so với thực tế hãng đang vận hành. Đây chính là một lợi thế marketing làm cho hãng nhận được "lợi thế sản xuất" mỗi chuyến bay đạt được công suất khách cao hơn.
b. Hãng hàng không với khách sạn và các doanh nghiệp du lịch khác
Khi hãng hàng không quốc gia X chuyên chở hành khách tới quốc gia Y, thì thường cố gắng tối đa hố thu nhập hoặc doanh thu bằng cách bán dịch vụ cho khách hàng là dân cư ở những quốc gia mà có thể trả mức giá vé cao nhất (xem chương 3). Tuy nhiên, khi hãng hàng không ý thức được rằng cần phải chuyên mơn hố ở thị trường của chính quốc gia mình vì các lý do chính trị và phát triển kinh doanh thì chiến lược nói trên sẽ bị thu hẹp.
Nhiều hành khách của quốc gia X sẽ có nhu cầu về nơi ăn nghỉ và các hoạt động du lịch, giải trí ở quốc gia Y. Do đó, từ nhiều năm nay, các hãng hàng không thường quan tâm đến dịch vụ lưu trú và các dịch vụ mặt đất khác ở các điểm đến mà hãng khai thác đường bay. Sau đó, các hãng muốn mở rộng khả năng cung ứng các dịch vụ đó hoặc kiểm sốt
việc cung ứng nhằm giành được lợi thế thương mại trong vận chuyển hành khách tới các điểm đến. Hãng hàng không đầu tiên quan tâm đến lĩnh vực khách sạn là hãng Pan Am của Mỹ, hãng này thành lập các khách sạn Liên lục địa (Inter-Continental Hotels) như các cơng ty con vào năm 1946. Sau đó, các hãng TWA, United (Mỹ) và của một số nước châu Âu học tập Pan Am bằng việc sở hữu vốn khách sạn hoặc hợp đồng quản lý khơng mang tính chất đầu tư quốc tế với các khách sạn ở điểm đến. Vì lợi thế thương mại có sự khác nhau giữa các điểm đến và giữa các hãng hàng không nên việc sáp nhập của nhiều hãng hàng không - khách sạn trở nên bình thường, như hai hoặc nhiều hãng hàng không thường xuyên liên hệ với một tập đồn khách sạn (ví dụ tập đồn Penta) hoặc các hãng hàng khơng có mối liên hệ với nhiều tập đồn khách sạn. Các mối liên hệ này được gọi là liên hệ đa mà không phải là liên hệ đơn và dẫn đến các công ty đa quốc gia trong vận chuyển hàng không và lưu trú liên hệ với nhau nhiều hơn nhưng lỏng lẻo hơn.
Một số liên hệ hàng khơng - khách sạn theo các mơ hình “có tính chất lịch sử" của các dịng thương mại và du lịch như sau:
Hãng hàng không Pháp - các Khách sạn Meridien trên khắp thế giới; Hãng Canadian Pacific - các Khách sạn CP (ở châu Âu và Bắc Mỹ); Hãng KLM - các Khách sạn Golden Tulip trên khắp thế giới; Hãng TWA - các Khách sạn Quốc tế Hilton (cho đến khi bán); Hãng UTA - UTH & Accor (ở châu Phi & Thái Bình Dương). Các liên hệ khác đã làm nảy sinh nhu cầu vận chuyển khách đến các điểm đến du lịch mới dựa trên kết quả của sự phát triển tuyến bay của các hãng hàng không như:
Hãng All Nippon - các Khách sạn ANA ở khu vực Thái Bình Dương; Hãng Japan Air Lines - các Khách sạn Nikko trên khắp thế giới. Trong cả hai trường hợp, sự kết hợp hoạt động kinh doanh hàng không - khách sạn quốc tế cho phép các công ty bán các sản phẩm bổ
sung thông qua giao dịch, kiểm soát khả năng cung sẵn có và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các kỹ thuật marketing hỗn hợp như giữa chương trình khách bay thường xuyên và nơi lưu trú. Ở những quốc gia có sự nới lỏng các quy chế và mức độ cạnh tranh tăng cao đã làm cho các hãng hàng không buộc phải rút lui khỏi lĩnh vực khách sạn để trở về với hoạt động kinh doanh cơ bản của mình thì các hãng duy trì các thoả thuận và liên minh với các tập đoàn khách sạn.
Để tăng cường các dịch vụ bổ sung, các hãng hàng khơng có thể mở rộng hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển mặt đất ở nước ngoài, kinh doanh các điểm hấp dẫn du lịch hoặc nhà hàng. Hoạt động kinh doanh này có kết quả tương tự như hoạt động của các công ty lữ hành quốc tế (xem phần sau).
c. Hãng hàng không với các đại lý du lịch
Nhiều hãng hàng không đang mở rộng khai thác các lợi thế thương mại độc quyền để có thể kiểm soát được sự phân phối sản phẩm bằng việc mua lại các đại lý du lịch. Tuy nhiên, việc mua lại doanh nghiệp để hoạt động đa quốc gia như vậy là rất hiếm vì các hãng hàng khơng có thiên hướng tập trung vào thị trường nội địa mà ở đó họ có một thị phần lớn mà không tập trung vào các thị trường nước ngồi với thị phần của họ có thể rất nhỏ. Do đó, các cơng ty đa quốc gia trong hàng không thường không quan tâm nhiều đến mối liên hệ này.