Tác động của phát triển du lịch đối với cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 144 - 146)

155 000YEN 1 250USD và chuyển sang USD 1 550USD 1 250USD

3.3.2. Tác động của phát triển du lịch đối với cán cân thanh toán

Do sự phát triển du lịch ở các điểm đến ngày càng thường xuyên và có tổ chức hơn nên sự phát triển này có mối quan hệ mật thiết đối với nền kinh tế quốc dân và cán cân thanh toán của một quốc gia một cách rõ nét và quan trọng hơn. Ngoài ra, việc cung ứng các sản phẩm du lịch cho khách quốc tế đã trở thành lĩnh vực hoạt động của các nhà đầu tư và các tổ chức đa quốc gia trên một phạm vi rộng lớn. Vì vậy, để đánh giá tác động của các dự án phát triển du lịch đối với cán cân thanh toán của một quốc gia thì cần phải xác định được tất cả các khoản mục bị ảnh hưởng trong tài khoản bên ngồi, mà khơng chỉ đánh giá đối với khoản thu từ trao đổi ngoại tệ của du khách.

Với một dự án phát triển du lịch giả định, những vấn đề trên được tóm tắt trong Bảng 3.318.

Một số khoản mục trong Bảng 3.3 cần được xem xét một cách kỹ lưỡng hơn. Dòng vốn chảy vào ban đầu có thể đến từ các quốc gia là những nhà đầu tư lớn bên ngoài - các quốc gia giàu có và phát triển.

18 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. Melbourne.

Triển vọng tỷ lệ thu hồi cao hơn ở điểm đến so với các nơi khác (do ưu đãi thuế hoặc các khuyến khích đầu tư khác) và một số nhu cầu về tích hợp sản xuất là nguyên nhân tạo nên các dòng chảy của vốn. Dịng vốn chảy vào này là sự lưu thơng tài khoản vốn một lần nhưng trong đó các dịng chảy ra "hồn lại" lãi suất lại theo định kỳ.

Các dòng chảy ra định kỳ khác sẽ tuỳ thuộc vào mức độ phát triển và sự đa dạng hoá của nền kinh tế điểm đến và cả khả năng tự cung cấp hàng hoá phụ trợ cho ngành du lịch. Nếu nền kinh tế ít đa dạng hố hơn thì sẽ có nhu cầu hoặc xu hướng nhập khẩu nhiều hơn và vì vậy, các dòng chảy ra nhiều hơn.

Bảng 3.3. Các tác động của một dự án phát triển du lịch đối với cán cân thanh tốn

Giai đoạn Dịng chảy vào cán cân thanh tốn

Dịng chảy ra khỏi cán cân thanh tốn Đầu tư Dịng vốn chảy vào (tài khoản vốn) Cổ tức & lãi suất (tài khoản hiện tại)

Xây dựng ---- Phí thiết kế và tư vấn

Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu

Kinh doanh

Các khoản thu từ du khách quốc tế Bán hàng lưu niệm

Thuế từ các hoạt động kinh doanh có yếu tố vốn nước ngoài

Tiền lương nhận được từ hoạt động kinh doanh có yếu tố vốn nước ngồi Tiết kiệm từ việc cung cấp sản phẩm du lịch nội địa (thay thế nhập khẩu)

Tiền bản quyền và trợ giúp kỹ thuật

Nguyên vật liệu và các đồ dự trữ nhập khẩu

Hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu

Marketing ----

Xúc tiến ở nước ngoài Chi phí nhân sự cho cơ sở nước ngồi

Thơng thường, chính phủ các quốc gia điểm đến đều hy vọng rằng các dòng chảy vào từ hoạt động kinh doanh sẽ dễ dàng bù đắp cho tất cả các dòng chảy ra và tạo được một cán cân I-O thặng dư (thuần dương). Một số nghiên cứu kinh tế cho rằng lợi ích này có thể tồn tại, nhưng điều quan trọng là phải thấy rõ giá trị của các dòng chảy vào trong mối quan hệ với tất cả các tác động từ trao đổi ngoại tệ liên quan đến du lịch và phái sinh từ du lịch, như các khoản chi tiết ở Bảng 3.3. Trong đó, một khoản cần lưu ý là sự tiết kiệm từ việc cung ứng sản phẩm du lịch nội địa mới. Điều đó có nghĩa là khơng có khoản thu thực tế từ nước ngồi, nhưng lại có sẵn một sản phẩm du lịch nội địa hấp dẫn hơn sản phẩm của nước ngoài mà cơng dân của quốc gia đó đang có cầu. Sự thay thế nhập khẩu này là tương tự như việc tiêu dùng các hàng hoá được sản xuất trong nước để thay thế các hàng nhập khẩu.

Khi có nhiều dự án phát triển thêm nữa, chính phủ các quốc gia điểm đến sẽ hy vọng rằng tỷ lệ thặng dư I-O tăng lên vì:

- Điểm đến sẽ hấp dẫn được một lượng khách du lịch quốc tế đến tăng lên;

- Các ngành công nghiệp hỗ trợ và kỹ năng của đội ngũ lao động địa phương được nâng cao hơn và có tính cạnh tranh hơn, do đó làm giảm nhu cầu nhập khẩu;

- Các chi phí cần thiết ở nước ngồi (như xúc tiến, quảng bá của cơ quan quản lý du lịch) để thúc đẩy các sản phẩm du lịch làm tăng chi phí khơng nhiều, điều đó có nghĩa là sẽ có các khoản thu hồi tăng lên.

Nói chung, thực tế trên xảy ra đối với nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Fiji hoặc Tunisia mà các nước này chỉ thu được lợi ích I-O đáng kể sau vài năm phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)