3 Theo: Bull, A (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman,
1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự đóng góp của du lịch trong GDP
trong GDP
Mỗi quốc gia thường có những đánh giá khác nhau về sự đóng góp và vai trị của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân. Nguyên nhân là do một số nhân tố ảnh hưởng đến du lịch: Có những nhân tố thuộc về phía cầu (sự ổn định và phát triển của cầu du lịch nội địa và cầu du lịch quốc tế đến địa phương và quốc gia phần nào quyết định tầm quan trọng của du lịch), nhưng khả năng phát triển của ngành du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu và cầu du lịch trong nền kinh tế lại phụ thuộc nhiều và thường xuyên hơn vào các nhân tố thuộc về phía cung. Trên phương diện này, du lịch cũng giống như tất cả các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Thơng thường có 5 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò của du lịch trong GDP. Mỗi nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác hoặc ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế nói chung mà trong đó có ngành du lịch.
a. Nguồn tài nguyên
Hoạt động kinh tế phụ thuộc trước hết và quan trọng nhất vào dự trữ các nguồn tài nguyên sẵn có để sử dụng như các nhân tố sản xuất. Những nguồn tài nguyên này bao gồm đất đai, lao động, vốn và doanh nghiệp. Tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên) là yếu tố chủ yếu nhất quyết định sự phát triển của ngành du lịch ở bất kỳ một quốc gia nào. Ngành du lịch có một số yêu cầu đặc biệt về các tài nguyên nhất định liên quan đến đất đai và các đặc tính của nó như sự độc đáo hoặc tính chất sở hữu. Những đặc tính này tác động đến quyết định cuối cùng của nền kinh tế là sẽ dành các tài ngun đó cho ngành du lịch.
Ngồi nhân tố đất đai và các đặc tính của đất đai, hầu hết hoạt động du lịch hiện đại còn cần đến một số yếu tố khác như sự sẵn có của lực lượng lao động có kỹ năng. Trong khi nhiều lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch có thể khơng địi hỏi lao động có mức độ cao về các kỹ năng hoặc phẩm chất truyền thống, nhưng sự sẵn có hoặc thiếu hụt lực
lượng lao động với thái độ tích cực đối với du lịch và du khách là một vấn đề có tầm quan trọng căn bản. Tương tự như vậy, nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng cung cấp vốn đầu tư cho ngành du lịch dưới dạng cơ sở hạ tầng, hệ thống khách sạn, giao thông vận tải... sẽ ảnh hưởng đến quy mô phát triển của ngành.
b. Tình trạng kỹ thuật và cơng nghệ
Nhiều nước kém phát triển cho rằng du lịch là một ngành dễ phát triển vì so với nhiều ngành khác du lịch chỉ cần cơng nghệ thấp và có thể làm chủ dễ dàng các kỹ thuật. Nhưng khi du lịch phát triển rộng khắp thế giới và trở nên phức tạp hơn, đóng góp vào GDP nhiều hơn thì du lịch có xu hướng phối hợp với các cơng nghệ cao. Khi các đầu vào áp dụng kỹ thuật cao sẽ làm tăng năng suất lao động của ngành và vì vậy làm tăng sự đóng góp của du lịch vào GDP.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại hoạt động du lịch với công nghệ thấp, đặc biệt với những phân khúc thị trường mà du khách có nhu cầu tìm đến cuộc sống tự nhiên hoặc hoang sơ (ví dụ du lịch sinh thái) nhưng trình độ phát triển của các nước nguồn khách đảm bảo rằng khoản thu hồi của ngành du lịch sẽ đạt mức cao ở những nơi có sự hỗ trợ của kiến thức và áp dụng kỹ thuật cao.
c. Sự ổn định chính trị và xã hội
Các nhân tố phi kinh tế, đặc biệt các nhân tố chính trị và văn hố được các nhà kinh tế nhìn nhận là rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng và sự phát triển của các ngành trong một nền kinh tế. Đối với du lịch đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng. Vì những người tiêu dùng du lịch phải đến tận "nhà máy" để mua sản phẩm, nên các điều kiện chính trị và xã hội ở "nhà máy" đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chấp nhận sản phẩm và do đó ảnh hưởng đến sự thành công của ngành du lịch. Chúng ta có thể vẫn mua hàng hố được nhập khẩu từ một quốc gia đang có tình hình chính trị khơng ổn định, nhưng mong muốn đến thăm quốc gia đó là điều sẽ khơng thể xảy ra.
Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nhà nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân khúc thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm đến du lịch biến động lớn hơn khả năng dự trữ nguồn tài ngun thì chúng có thể là ngun nhân làm vai trị và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP không ổn định.
d. Tâm lý xã hội
Một nhân tố phi kinh tế ảnh hưởng chủ yếu khác là tâm lý xã hội của cả người cung ứng và người tiêu dùng du lịch.
Thứ nhất, thái độ của người dân nước chủ nhà đối với khách du lịch, đặc biệt những người lao động trong ngành là một khía cạnh quan trọng của sản phẩm du lịch và sự ảnh hưởng của nó có bản chất tương tự như sự ổn định chính trị và xã hội. Một khách hàng mua một đơi giày có thể rất ít quan tâm đến đạo đức, thái độ và động cơ của những người công nhân làm ra chúng trong nhà máy, nhưng một người khách du lịch sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thái độ của những người cung cấp dịch vụ du lịch.
Thứ hai, về phía cầu, tập quán tiêu dùng du lịch là một nhân tố quan trọng. Chẳng hạn, có hai thị trường nguồn khách có thu nhập tương tự, các điều kiện khác như nhau nhưng lại có thể khác nhau về xu hướng lữ hành. Nguyên nhân có thể do sự khác nhau về các giá trị truyền thống và văn hoá, thái độ, hoặc chất lượng của bầu khơng khí và mơi trường vật chất xung quanh các gia đình. Xu hướng lữ hành sẽ ảnh hưởng đến du lịch nội địa và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành ở bất kỳ một điểm đến du lịch nào có sự liên kết chặt chẽ với khu vực nguồn khách.
đ. Đầu tư
Các quốc gia có nguồn dự trữ tài nguyên dồi dào và sẵn có để sử dụng cho du lịch mới tạo tiền đề để phát triển ngành, còn mức độ đầu tư và sự hình thành vốn cố định của nền kinh tế sẽ có vai trị quan trọng hơn nhiều. Ví dụ, so sánh với ngành cơng nghiệp nặng, du lịch không cần đầu
tư nhiều vào nhà xưởng và trang thiết bị trên một đơn vị đầu ra, chỉ có một số lĩnh vực kinh doanh của ngành có u cầu nhiều hơn về sự hình thành vốn cố định đó là vận chuyển hành khách và lưu trú.
Một số đầu tư nhằm thay thế khả năng suy giảm, như thay thế máy bay cũ hoặc nội thất cũ trong khách sạn. Tuy nhiên, du lịch là ngành vừa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng mốt và vừa phải tổ chức cho khách hàng tiêu dùng ngay tại "nhà máy" của mình nên phải đầu tư một cách chắc chắn vào các phương tiện mới và đầu tư mở rộng, coi đó như một phần trong chiến lược cạnh tranh của ngành. Khả năng và nguồn cung cấp tài chính sẵn sàng cho những đầu tư nói trên của một nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế đó. Các khả năng và nguồn tài chính này lại phụ thuộc vào các mơ hình tiết kiệm, bản chất của các thị trường tài chính, các tỷ lệ thu hồi đầu tư hiện tại trong ngành du lịch so sánh với các ngành khác và sự hỗ trợ của chính phủ.