Xem thêm: Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường Du lịch, Hà Nội: NXB Đại học Quốc

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 126 - 129)

- Chủ thể trao đổi: Khách du lịch và các nhà cung ứng du lịch; - Đối tượng trao đổi: Hàng hoá và dịch vụ du lịch;

- Các điều kiện trao đổi: Tiền tệ, thời gian, địa điểm.

b. Phân loại thị trường du lịch

* Căn cứ vào lãnh thổ của một quốc gia

- Thị trường du lịch quốc tế: Thị trường có cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác.

- Thị trường du lịch nội địa: Thị trường có cung và cầu đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia.

* Căn cứ vào khu vực địa lý

- Thị trường du lịch quốc gia: Phần thị trường mà mỗi quốc gia nắm giữ.

- Thị trường du lịch khu vực: Thị trường du lịch quốc tế ở một khu vực nào đó bao gồm một số nước, ví dụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương, thị trường Bắc Mỹ, thị trường Tây Âu.

- Thị trường du lịch thế giới: Là tổng thị trường du lịch của các quốc gia trên toàn thế giới.

* Căn cứ vào đặc điểm không gian của cung và cầu

- Thị trường gửi khách: Thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu và cầu du lịch - đây chính là thị trường cầu. Khách du lịch sẽ xuất phát từ đó để đi đến các điểm đến du lịch.

- Thị trường nhận khách: Thị trường mà tại đó có cung du lịch với các điều kiện sẵn sàng đón tiếp và đáp ứng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch - đây chính là thị trường cung.

* Các căn cứ khác

- Theo thời gian: Thị trường du lịch quanh năm và thị trường du lịch thời vụ

- Theo thực trạng thị trường: Thị trường du lịch thực tế, thị trường du lịch tiềm năng

- Theo các dịch vụ du lịch: Thị trường vận chuyển, thị trường lưu trú, thị trường lữ hành, thị trường giải trí...

2.3.2.2. Đặc điểm của thị trường du lịch

Thị trường du lịch có đầy đủ các đặc điểm của một thị trường hàng hố và dịch vụ nói chung. Tuy nhiên, do đặc thù của du lịch làm cho thị trường du lịch có những nét riêng biệt. Các đặc điểm của cung và cầu du lịch tạo ra các đặc trưng của thị trường du lịch.

Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hố nói chung. Nó chỉ được hình thành khi nhu cầu du lịch phát triển và phổ biến trong xã hội.

Thị trường du lịch được hình thành ở cả nơi du khách xuất phát và nơi đến du lịch. Tại nơi xuất phát (còn gọi là khu vực nguồn khách), khách du lịch thường đăng ký mua trước các sản phẩm du lịch nên đây còn được gọi là thị trường nguồn khách hay thị trường cầu. Tại điểm đến du lịch, du khách tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ du lịch do các nhà cung ứng cung cấp nên được gọi là thị trường điểm đến hay thị trường cung. Hai thị trường này có sự cách biệt về mặt khơng gian và thời gian nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, quyết định và chi phối lẫn nhau.

Cung cầu trên thị trường có sự tách biệt cả về khơng gian lẫn thời gian, trong đó cầu phải đến với cung tức là khách du lịch phải đến nơi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại các nơi đến, điểm đến du lịch để thoả mãn nhu cầu. Quan hệ mua bán có thể diễn ra trước hoặc sau khi quá trình tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch kết thúc. Quan hệ mua bán thường thơng qua kênh gián tiếp - có sự tham gia của các nhà môi giới làm trung gian ghép nối giữa cung và cầu.

Chủ thể tham gia trao đổi trên thị trường du lịch rất đa dạng, về phía người bán có sự tham gia của nhiều ngành nghề khác nhau không

chỉ có ngành du lịch, về phía người mua có cả cư dân từ nơi khác tới (khách du lịch) và có cả cư dân tại địa phương.

Đối tượng trao đổi của thị trường du lịch chủ yếu là dịch vụ. Do đó, người bán khơng có hàng mẫu để chào hàng, người mua khơng thể biết trước được sản phẩm định mua.

Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài hơn so với các hàng hố thơng thường, quan hệ này bắt đầu từ khi khách quyết định mua sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm đến khi khách trở về nơi thường trú của họ.

Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, cả cung và cầu chỉ xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm.

2.3.2.3. Xu hướng phát triển thị trường du lịch

Du lịch trở thành hiện tượng xã hội phổ biến từ cuối thế kỷ XIX phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XX và còn tiếp tục phát triển trong các thế kỷ tiếp theo. Do đó, xu thế phát triển thị trường trong thế kỷ tới sẽ là:

- Xu thế mở rộng quy mô thị trường: Nhu cầu du lịch dần dần trở thành nhu cầu thiết yếu trong các xã hội hiện đại làm cho số người đi du lịch ngày càng tăng nhanh làm tăng tổng cầu du lịch của một quốc gia cũng như toàn thế giới. Thị trường du lịch quốc gia trở thành một bộ phận của thị trường du lịch khu vực, thị trường du lịch thế giới và hướng tới một thị trường du lịch toàn cầu.

- Xu thế thay đổi cơ cấu thị trường: Sự thay đổi cơ cấu thị trường có thể xem xét trên nhiều phương diện như thay đổi theo khu vực địa lý với tỷ trọng thị trường các khu vực châu Á và châu Phi ngày càng tăng lên, thay đổi nhu cầu sản phẩm du lịch thông qua sự thay đổi các thể loại du lịch như du lịch giải trí giảm xuống, cịn du lịch văn hố, thám hiểm, khám phá tăng lên. Hay như các nhà khoa học Trung Quốc dự báo16 trong thế kỷ tới du lịch sẽ phát triển theo hướng "sâu và xa".

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)