Lý thuyết đầu tư thông thường

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 155 - 156)

CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH

4.1.2.1. Lý thuyết đầu tư thông thường

Nếu tất cả các quốc gia đều đã mở ra cho các dịng vốn và đầu tư lưu thơng thì có thể kỳ vọng rằng các tỷ lệ lãi suất sẽ đạt đến điểm cân bằng quốc tế. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm kiếm đầu tư ở bất cứ nơi

nào có hiệu quả cận biên của đầu tư vượt quá tỷ lệ lãi suất, mặc dù thực tế sẽ gặp những hạn chế như sự khơng hồn hảo của thị trường và các mức độ rủi ro khác nhau mang tính quốc tế. Tuy nhiên, lý thuyết đầu tư thơng thường cho rằng ở đâu mà vẫn có các dịng vốn tự do thì đầu tư đa quốc gia sẽ xảy ra cùng với đầu tư nội địa. Điều đó có nghĩa là sự lưu thông vốn liên quốc gia sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi năng suất cận biên của vốn (hiệu quả cận biên vượt quá tỷ lệ lãi suất) đầu tư vào quốc gia Y ngang bằng với đầu tư ở chính quốc gia X (quốc gia của công ty mẹ).

Lý thuyết trên có thể áp dụng cho cả đầu tư mới vào các doanh nghiệp sản xuất và đầu tư gián tiếp - mua cổ phiếu của các doanh nghiệp đang tồn tại. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng số đầu tư đa quốc gia gồm: Các tỷ lệ lãi suất so sánh, lợi nhuận so sánh có thể nhận được; sự mở cửa của nền kinh tế đối với đầu tư đa quốc gia và các nhân tố thanh toán; và mức độ rủi ro hoặc lan truyền rủi ro liên quan. Vì vậy, các công ty cổ phần và các tập đoàn khách sạn của Mỹ và Nhật Bản thường mua cổ phần của các doanh nghiệp du lịch hoạt động tốt trên khắp thế giới đơn giản chỉ vì các lợi tức tài chính trực tiếp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)