Bảng 1.2. Loại phương tiện vận chuyển du khách sử dụng ở một số quốc gia (%)
Quốc gia
Du lịch quốc tế Du lịch nội địa
Máy bay Ơ tơ Loại khác Máy bay Ơ tơ Loại khác
Mỹ 58 38 4 18 77 5
Nhật 99 0 1 4 57 39
Anh 51 26 23 2 80 18
Ơ tơ là một trong các phương tiện vận chuyển đường bộ phổ biến và đa dạng nhất, thích hợp với khoảng cách ngắn, do đó hầu hết được sử dụng trong du lịch nội địa. Chúng bao gồm nhiều chủng loại và kích cỡ của các công ty vận chuyển, công ty du lịch cung cấp dịch vụ chuyên chở hoặc cho thuê phương tiện; ngồi ra, ở nhiều nước chúng cịn bao gồm cả số lượng ơ tơ riêng trong các hộ gia đình. Các cơng ty trên thường cung cấp các chương trình (tour) du lịch tham quan, giải trí bằng xe buýt một cách thường xuyên như tham quan thành phố hoặc đến các điểm hấp dẫn trong các chương trình du lịch ngắn ngày.
Vận chuyển hàng khơng (máy bay) thường thích hợp với quãng đường dài và được sử dụng phổ biến trong du lịch quốc tế. Bên cạnh những ưu điểm như rút ngắn thời gian vận chuyển, đến được những điểm du lịch xa, tiện lợi và thoải mái trong chuyến đi thì những vấn đề như chi phí cao, độ an tồn là những điểm đáng cân nhắc. Ở các nước phát triển, các hãng hàng không quốc gia thường là những tập đồn hoặc cơng ty lớn hoạt động mang tính chất thương mại với mục tiêu tối đa hố doanh thu và lợi nhuận. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, các hãng hàng không quốc gia chịu sự kiểm soát một phần hoặc hồn tồn của chính phủ. Do vậy, mục tiêu lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mục tiêu xã hội hoặc chính trị của quốc gia đó. Theo Bull - nhà kinh tế Úc, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, sự phát triển của vận
chuyển hàng không (cũng như đối với các hình thức vận chuyển khác) sẽ diễn ra theo tiến trình: sở hữu nhà nước - thiết lập quy chế - xác định lại mục tiêu - nới lỏng hoặc bãi bỏ quy chế (tự do hoá hoặc tư nhân hoá) - cạnh tranh.
Vận chuyển bằng đường thuỷ trong du lịch nói chung ít quan trọng hơn so với hai hình thức trên ngoại trừ tàu biển du lịch (du thuyền) vừa là phương tiện giao thơng nhưng đồng thời là một loại hình du lịch cao cấp hiện nay. Tuy nhiên, tầm quan trọng của hình thức vận chuyển này trong du lịch cịn tuỳ thuộc vào vị trí và đặc điểm tự nhiên của mỗi quốc gia; ví dụ các quốc đảo, hoặc các nước có bờ biển dài, có hệ thống sơng hồ lớn thì vận chuyển du lịch bằng đường thuỷ trở thành một trong các hình thức chủ yếu.
Vận chuyển bằng đường sắt cũng là một phương tiện phổ biến ở nhiều nước và được sử dụng nhiều trong chuyên chở khách du lịch. Hầu hết các công ty đường sắt là những nhà cung cấp độc quyền trong một khu vực hoặc một quốc gia nhưng phải cạnh tranh với các loại phương tiện vận chuyển du lịch khác. Vận chuyển bằng tàu hoả ngày càng trở nên quan trọng đối với du lịch ở châu Âu, du lịch nội địa của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Nói chung, vận tải đường sắt nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và của dân cư. Phần vận chuyển du lịch chỉ có thể tách ra được là các toa (hoặc số chỗ ngồi) được thuê bao cho các chương trình du lịch trọn gói và các chuyến tàu hoả du lịch đặc biệt được xem như là một loại hình hoặc một sản phẩm du lịch.
b. Lưu trú và ăn uống
Lĩnh vực lưu trú và ăn uống nói chung được phân hố và đa dạng nhiều hơn so với các lĩnh vực khác trong ngành du lịch. Trước hết, các dịch vụ này phải "cạnh tranh" với việc ăn nghỉ tại nhà người thân hoặc bạn bè của du khách mà phần này chiếm khoảng 30 - 50% trong tổng số ngày lưu trú của khách du lịch (bao gồm cả khách đi công việc). Thứ hai, loại sản phẩm cung ứng rất đa dạng từ các bãi cắm trại hầu như khơng có
dịch vụ kèm theo đến những khách sạn sang trọng, từ các món ăn bình dân đến các loại tiệc cao cấp. Sự khác biệt của sản phẩm cung ứng cịn do tính đặc thù của địa phương tạo ra. Thứ ba, các doanh nghiệp cung ứng có phạm vi rộng từ những cơ sở thuộc sở hữu nhà nước đến các hộ tư nhân và các công ty đa quốc gia mà mỗi loại hình doanh nghiệp này có mục tiêu và chính sách kinh doanh khác nhau.
Nói chung, "sản phẩm lưu trú" được cấu thành bởi ba nhóm yếu tố như trong hình 1.3.
Hình 1.3. Các bộ phận cấu thành của dịch vụ lưu trú
Cạnh tranh trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống tuỳ thuộc vào khu vực địa lý của thị trường mà một cơ sở có thể đáp ứng. Hầu hết dịch vụ lưu trú và ăn uống được cung cấp trong phạm vi thị trường nội địa và có tính địa phương. Trong trường hợp này, giới hạn cạnh tranh ở các bộ phận cấu thành của dịch vụ lưu trú sẽ tuỳ thuộc vào quy mơ (kích cỡ) của thị trường và giá cả dịch vụ phải phù hợp với các điều kiện địa phương. Khi cung cấp dịch vụ lưu trú cho thị trường quốc tế thì các nhà cung ứng phải cạnh tranh với các nhà cung ứng lớn và có hiệu quả ở các nước khác, để phục vụ khách hàng có mơ hình cầu rất khác nhau.
c. Điểm hấp dẫn và dịch vụ bổ sung
Giống như lĩnh vực lưu trú, việc cung ứng các điểm hấp dẫn và dịch vụ bổ sung cũng có sự phân hố cao và rất đa dạng. Nhưng khác với bộ phận lưu trú và vận chuyển, các sản phẩm cung ứng này thường có xu hướng dành cho từng thị trường du khách riêng biệt và các nhà cung ứng được xác định hồn tồn thuộc về ngành du lịch.
Có bốn loại điểm hấp dẫn, tuy nhiên trong mỗi loại có sự đa dạng và ranh giới giữa các loại điểm hấp dẫn này thường không rõ ràng nên khó xác định một lĩnh vực riêng biệt kinh doanh điểm hấp dẫn trong ngành du lịch như các lĩnh vực kinh doanh lưu trú hoặc lữ hành.
Đối với các dịch vụ bổ sung có thể cịn khó xác định hơn vì chúng liên quan chặt chẽ với nhu cầu du lịch ở cả khu vực nguồn khách và khu vực điểm đến. Ví dụ về một số dịch vụ du lịch bổ sung ở hai khu vực như trong bảng 1.33.
Bảng 1.3. Các dịch vụ du lịch bổ sung
Dịch vụ cho khách du lịch Dịch vụ cho nhà cung ứng
Ở khu vực nguồn khách
Bảo hiểm du lịch Tài chính du lịch Thị thực và hộ chiếu Thơng tin của văn phòng du lịch quốc gia
Ấn phẩm quảng cáo thương mại Sách hướng dẫn và thời gian biểu Hệ thống đăng ký qua mạng Phân phối sách hướng dẫn du lịch
Ở khu vực điểm đến du lịch
Hướng dẫn tour Ngân hàng Y tế
Thông tin về địa phương
Hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Đào tạo du lịch Hỗ trợ marketing Hỗ trợ đặc biệt