3 Theo: Bull, A (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman,
1.2.1.1. Sự đóng góp của du lịch trong tổng sản phẩm trong nước
Ở nhiều quốc gia, du lịch được coi là một ngành vừa sử dụng các nguồn tài nguyên của quốc gia vừa tác động đến sự phát triển của quốc gia đó. Vì vậy, du lịch được nhìn nhận như là một chủ thể của các chính sách kinh tế vĩ mô. Du lịch thường liên quan nhiều đến các chính sách về việc làm hoặc cán cân thanh toán mà những vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô hiện đại.
Quy mô và giá trị của nền kinh tế quốc dân thường được biểu hiện bằng tổng giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định - trong một năm. Đó chính là tổng sản phẩm trong nước (GDP) của một quốc
gia. Hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra để tiêu dùng (C) và để đầu tư (I) nhằm hình thành nên vốn cố định tiếp tục sản xuất các hàng hoá và dịch vụ khác (tái sản xuất mở rộng). Đây là hai yếu tố chủ yếu nhất của GDP.
Do đó, có thể xác định một cách đơn giản là GDP = C + I với giả thiết nền kinh tế đóng, nền kinh tế khơng có hoạt động thương mại với bên ngồi. Giả thiết trên khơng phù hợp với thực tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì vậy, trong thời kỳ xác định GDP phải bao gồm giá trị của tất cả hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (X) đồng thời khấu trừ giá trị của tất cả hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu (M). Khi đó, ta có GDP = C + I + X - M.
Thống kê ở nhiều quốc gia lại sử dụng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc thu nhập quốc dân (NI) để đo lường chi tiết hơn sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dù có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như vậy, nhưng hầu hết các quốc gia sử dụng GDP làm chỉ tiêu cơ bản đo lường nền kinh tế quốc dân.
Ngành du lịch có thể tham gia và đóng góp vào tất cả các khía cạnh của GDP. Thứ nhất, hầu hết các chi tiêu của du khách được coi như là tiêu dùng (C) đối với du lịch trong nước và đối với các yếu tố dịch vụ trong nước cung cấp cho các chuyến đi du lịch ra nước ngoài. Thứ hai, chi tiêu của các doanh nghiệp về xây dựng, mua sắm nhà cửa và các trang thiết bị... để cung ứng các dịch vụ du lịch là một phần của đầu tư (I), trong đó bộ phận lớn hơn cả là khoản đầu tư của chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng. Thứ ba, một du khách trong nước đi du lịch nước ngồi sử dụng các hàng hố và dịch vụ do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp, hiểu theo một cách nào đấy thì điều này tương tự như "nhập khẩu" các hàng hoá và dịch vụ đó. Khoản chi tiêu này tạo sự rò rỉ của tiền tệ (thu nhập) ra khỏi nền kinh tế quốc dân. Cuối cùng là tình huống ngược lại, khách du lịch quốc tế sử dụng các hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp trong nước cung cấp thì điều này được hiểu tương tự như "xuất khẩu" các hàng hố và dịch vụ đó.