CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH
4.2.2.1. Tác động đối với các nước chủ nhà (các nước có chi nhánh)
nhánh)
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của công ty đa quốc gia trong du lịch đối với nền kinh tế các nước có chi nhánh. Nền kinh tế nước chủ nhà (hay nước có chi nhánh) là nền kinh tế một quốc gia mà ở đó có sự hiện diện về kinh tế của công ty đa quốc gia ngoại trừ nền kinh tế của quốc gia chính nó (nền kinh tế của nước có cơng ty mẹ). Có 5 lĩnh vực cơ bản liên quan đến tác động của công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế nước chủ nhà:
- Cơ cấu và sự phát triển ngành du lịch hoặc các lĩnh vực của ngành; - Thị trường và dòng khách du lịch;
- Giá cả các sản phẩm du lịch;
- Các khoản thanh toán nhân tố sản xuất và đầu vào; - Doanh nghiệp địa phương và công nghệ sản xuất.
Sau đây sẽ đề cập chi tiết các lĩnh vực tác động trên của công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế nước chủ nhà (nước có chi nhánh).
a. Cơ cấu và sự phát triển ngành du lịch
Chính phủ nước chủ nhà thường khuyến khích thành lập các chi nhánh của công ty đa quốc gia để hoạt động kinh doanh bởi vì doanh nghiệp địa phương chưa phát triển hoặc quốc gia đó có nhiều tài nguyên phù hợp. Điều này dẫn đến cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh của ngành du lịch bị chi phối hoặc kiểm sốt từ bên ngồi nhất là ở các nước kém phát triển, trừ khi chính phủ nước chủ nhà áp đặt các điều kiện ràng buộc. Ví dụ, theo hợp đồng, một hãng hàng khơng nước ngồi được phép cung cấp dịch vụ vận chuyển đến và tại một quốc gia nhỏ. Điều đó có thể làm hạn chế các hãng hàng không khác tham gia cung cấp dịch vụ và áp đặt sự độc quyền có thể có lợi hoặc khơng có lợi cho nền kinh tế nước chủ nhà. Thậm chí, một cơng ty đa quốc gia có thể áp đặt độc quyền ở nước chủ nhà để ngăn cản sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia khác cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương.
Một số quốc gia ký các hợp đồng riêng rẽ với các công ty đầu tư phát triển như Câu lạc bộ Địa Trung Hải hoặc tập đoàn khách sạn của Mỹ, những công ty này khơng chỉ hạn chế sự cạnh tranh mà cịn hạn chế quyền tự chủ của nước chủ nhà trong các quyết định về kiểu loại dự án phát triển. Các cơng ty đầu tư phát triển có thể chi phối diện mạo các lĩnh vực kinh doanh của ngành du lịch (ví dụ chỉ tập trung xây dựng sân bay mới, giao thông nội địa) và cơ cấu dịch vụ tại điểm đến.
Nếu các công ty đa quốc gia phát huy được vị thế độc quyền ở nền kinh tế nước chủ nhà thì họ có thể tác động đến việc hoạch định chính sách phát triển du lịch, thậm chí có thể gây áp lực đối với chính phủ thay đổi quy hoạch phát triển du lịch theo các yêu cầu của chính họ (ví dụ yêu cầu các nước chủ nhà cần phải chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng).
Mặc dù có các hạn chế nêu trên, nhiều quốc gia vẫn khuyến khích các cơng ty đa quốc gia nước ngồi trong du lịch trừ khi các quốc gia này lựa chọn không phát triển ngành du lịch. Chính phủ các quốc gia này có xu hướng đàm phán chi tiết và chặt chẽ hơn với các công ty đa quốc gia ở giai đoạn đầu. Khi du lịch tồn cầu phát triển và số lượng các cơng ty đa quốc gia tìm kiếm hoạt động kinh doanh ở nước ngồi tăng lên thì chính phủ nước chủ nhà giành được nhiều ưu thế hơn trong thoả thuận với các công ty đa quốc gia.
b. Thị trường và dòng khách du lịch
Mức độ ràng buộc của công ty đa quốc gia với nền kinh tế nước chủ nhà tuỳ thuộc vào khả năng lợi nhuận thu được từ nền kinh tế đó khi so sánh với các nước khác. Khả năng sinh lợi có thể bắt nguồn trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của các cơng ty con hoặc có thể phản ánh các điều kiện thị trường của nền kinh tế ở các nước nguồn khách, nhất là trong trường hợp du lịch quốc tế. Ví dụ, các công ty lữ hành Nhật Bản rút lui khỏi Canada vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX bởi vì ở nơi khác có khả năng sinh lợi lớn hơn và cũng trong thời gian này các tập đoàn khách sạn và công ty lữ hành của Anh đã giảm bớt các công ty con ở Malta bởi vì khách du lịch Anh khơng cịn mong muốn đến đó nữa. Các thị trường nguồn khách du lịch cũng có thể phụ thuộc - mặc dù không nhiều vào các công ty đa quốc gia nước ngoài để đáp ứng nhu cầu du lịch ở các thị trường này có thể quy mơ nhỏ nhưng có sức mua đáng kể (ví dụ như các tiểu vương quốc ở Trung Đơng).
Một vấn đề khó nhận biết hơn là các cơng ty đa quốc gia du lịch có thể chi phối hoặc kiểm sốt các dịng khách du lịch, đặc biệt giữa các quốc gia nguồn khách và quốc gia điểm đến. Ví dụ, một hãng hàng
khơng kết hợp với kinh doanh khách sạn sẽ tìm cách tối đa hố thu nhập trên các tuyến bay của mình bằng cách tập trung bán cho các phân khúc thị trường có khả năng lợi nhuận cao và ổn định công suất chuyên chở khách. Vì vậy, một khu nghỉ dưỡng đặc biệt ở Bahama có thể lệ thuộc chủ yếu vào thị trường khách là những người New York trung lưu; một khu nghỉ dưỡng ở Thái Lan lệ thuộc vào các cặp vợ chồng từ Nhật Bản đến hưởng tuần trăng mật. Sự phụ thuộc đặc biệt vào thị trường khách như vậy là mạo hiểm vì điểm đến du lịch bị đặt vào tình huống phải thay đổi theo điều kiện của từng thị trường riêng lẻ, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của quốc gia điểm đến có thể khơng cịn kiểm soát được thị trường mục tiêu. Cơ quan này có thể chỉ mong muốn thu hút một số ít du khách cao cấp có mức chi tiêu cao, nhưng các công ty đa quốc gia với tính chất thương mại lại muốn tối đa hoá lợi nhuận bằng cách chào bán sản phẩm cho thị trường khách đại chúng - những người ưa thích kiểu du lịch gia đình, theo nhóm đơng và chi tiêu tiền bạc khơng nhiều. Ở một khía cạnh khác thì sự tập trung thị trường cùng với hiệu quả kinh tế theo quy mô nhận được từ thị trường khách du lịch đại chúng và yêu cầu tiêu chuẩn hố dịch vụ có thể dẫn đến sự phát triển du lịch có tính "cơ lập". Sự phát triển này có thể hồn tồn độc lập với nền kinh tế cũng như tách biệt với các đặc điểm tự nhiên và văn hoá của nước chủ nhà.
c. Giá cả các sản phẩm du lịch
Giảm giá theo số lượng và cho khách mua thường xuyên là chính sách khá phổ biến đối với nhiều sản phẩm trong nền kinh tế thị trường. Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp du lịch cịn hoạt động với chính sách giá phân biệt theo mùa vụ (thường giảm giá lúc trái vụ) để điều hoà cầu phù hợp với cung. Các công ty lữ hành, tổng đại lý và các nhà phân phối du lịch khác sử dụng quyền mặc cả khi đàm phán mức giá mua số lượng lớn với các nhà cung ứng để họ có thể cạnh tranh về giá ở các thị trường nguồn khách. Việc này luôn xảy ra ở các thị trường du lịch đại chúng, ví dụ, các công ty lữ hành Đức và Anh nổi tiếng trong đàm phán được mức giá rẻ nhất với các nhà kinh doanh khách sạn và các điểm hấp dẫn du lịch ở Hy Lạp và Tây Ban Nha. Các cơng ty đa quốc gia chính thức hố và
nội bộ hoá các cuộc đàm phán một cách dễ dàng. Các mức giá được hình thành trong tương quan với các thị trường của công ty đa quốc gia (các thị trường nguồn khách) và chi phí các dịch vụ cấu thành do cơng ty con cung cấp phản ánh yêu cầu lợi nhuận và theo phương thức kế tốn của cơng ty mẹ hơn là của mỗi cơng ty thành viên.
Vì vậy, hoạt động kinh doanh đa quốc gia thường áp dụng phương pháp định giá chuyển nhượng. Đó là phương pháp xác định các mức giá "giả" cho mỗi thành tố của một sản phẩm đa quốc gia (ví dụ một chương trình du lịch trọn gói) để tối đa hố lợi ích hợp thành. Phương pháp này thường được sử dụng để giảm thiểu thuế, đặc biệt là thuế lợi tức (thuế thu nhập). Phương pháp định giá chuyển nhượng cùng với sự thay đổi thời hạn thanh toán các khoản ngoại tệ một cách linh hoạt để lợi dụng sự biến động của tỷ giá trao đổi có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tế các nước chủ nhà.
Hãy xem xét một ví dụ giả định sau: Công ty lữ hành A có văn phịng bán tour ở quốc gia A, làm chủ một hãng hàng không đăng ký ở quốc gia B và có các cơ sở lưu trú tại điểm đến ở quốc gia C. Công ty bán một tour du lịch trọn gói với giá 1.000 USD ở quốc gia A và không mua hoặc bán các yếu tố cấu thành ở bên ngồi, nhưng hình thành các mức giá kế tốn nội bộ giữa các cơng ty chi nhánh. Bảng 4.121 phản ánh q trình giảm thiểu thuế lợi tức của cơng ty bằng phương pháp định giá chuyển nhượng.
Công ty đa quốc gia nâng giá thành ở các nước có tỷ lệ thuế cao để giảm lợi nhuận cơng bố và do đó, giảm thuế lợi tức và làm ngược lại ở các nước có tỷ lệ thuế thấp. Ví dụ, có thể thực hiện việc này bằng cách nâng giá trị các tài sản ở quốc gia điểm đến C, giảm giá vé máy bay ở quốc gia B và phân bổ lại các chi phí quản lý hành chính hoặc các giao dịch nội bộ cơng ty chi nhánh. Kết quả là giảm khoản nợ thuế nói chung khoảng 2% trên tổng doanh thu hoặc từ 40% thuế lợi tức xuống chỉ còn
21 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman,
20%. Lợi nhuận phi thương mại có thể cịn tăng thêm nhờ lựa chọn đúng thời điểm thanh toán cho các khoản ngoại tệ để lợi dụng tỷ lệ ngoại hối có lợi.
Bảng 4.1. Phương pháp định giá chuyển nhượng của một công ty lữ hành Đơn vị tính: USD Quốc gia Tỉ lệ thuế lợi tức (%) Giá thành X Giá bán Y Lãi thực Y - X Thuế thực A. Văn phòng 40 180 200 20 8 B. Vận chuyển hàng không 20 360 400 40 8 C. Lưu trú tại điểm đến 60 360 400 40 24 900 1000 100 40 Giá chuyển nhượng (chi phí cơng bố Z) Lợi nhuận công bố Y- Z Thuế đã trả A 200 0 0 B 300 100 20 C 400 0 0 900 100 20
d. Các khoản thanh toán nhân tố sản xuất và đầu vào
Lợi ích kinh tế nhận được của bất kỳ quốc gia nào từ du lịch sẽ bị hạn chế bởi mức độ rò rỉ của thu nhập ra khỏi nền kinh tế. Sự rị rỉ được chia thành hai nhóm chính:
- Khoản thanh tốn đối với các hàng hố và dịch vụ nhập khẩu. - Khoản thanh toán các nhân tố sản xuất của nước ngồi.
Khơng có căn cứ để cho rằng một chi nhánh của công ty đa quốc gia có xu hướng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn một doanh nghiệp địa phương cùng loại ở nước chủ nhà. Trên thực tế, nhiều cơng ty đa quốc gia muốn bảo vệ hình ảnh của mình ở các nước chủ nhà nên họ thận trọng trong việc khai thác sử dụng các nguồn đầu vào của địa phương. Điều này thậm chí có thể được coi là một nội dung trong chính sách của công ty. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia trong du lịch nói riêng thường khơng thể so sánh được với các doanh nghiệp địa phương vì họ phải giữ mối liên hệ với nền kinh tế các quốc gia của chính mình.
Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, các công ty chi nhánh ở quốc gia nơi đến thường cần các hàng hoá và dịch vụ mà du khách quen tiêu dùng như ở “quê hương”. Các tập đoàn khách sạn Mỹ thường dự trữ bia và thuốc lá Mỹ; các tập đoàn khách sạn Nhật Bản thường nhập khẩu thực phẩm và nội thất từ Nhật để phục vụ những người dân của mình. Thứ hai, nếu cơng ty mẹ đề cao hình ảnh đại diện quốc gia của mình hoặc yêu cầu tiêu chuẩn hố tồn cầu thì các cơng ty chi nhánh phải phản ánh điều này trong hoạt động kinh doanh. Hãng hàng không Pháp và các Khách sạn Meridien khuếch trương hình ảnh nước Pháp của họ khắp thế giới thông qua những vật dụng trưng bày và sản phẩm tiêu dùng.
Khoản thanh toán các nhân tố sản xuất của nước ngoài tạo nên sự rò rỉ nghiêm trọng hơn. Các nước kém phát triển thường khuyến khích các doanh nghiệp nước ngồi vì họ khơng có các nguồn lực cần thiết do đó sự rị rỉ thơng qua việc hồn lại các nhân tố sản xuất chắc chắn sẽ xảy ra. Nhân tố sản xuất cố định duy nhất trong du lịch là đất đai và các điểm hấp dẫn, tuy nhiên những nhân tố này có thể chuyển thành sở hữu của nước ngồi. Các cơng ty đa quốc gia có thể cung cấp các nhân tố đầu vào khác từ các nguồn có hiệu quả nhất phù hợp với sản xuất của họ. Do đó, nếu các điều kiện khác khơng đổi thì nguồn vốn cổ phần và vốn vay từ các thị trường vốn có tỷ lệ lãi suất thấp (giả sử nền kinh tế nước chủ nhà khơng hạn chế các dịng vốn) thì các khoản thanh tốn lãi suất sau đó sẽ là sự rị rỉ. Lao động có kỹ năng có thể được nhập khẩu, đặc biệt lao động
quản lý và làm cho những người lao động địa phương ít có cơ hội thăng tiến vào các vị trí quản lý cấp cao. Kết quả là có sự rị rỉ từ một phần tiền lương (có thể là phần lớn nhất) của lao động nhập khẩu gửi về nước của họ.
Các công ty chi nhánh của công ty đa quốc gia khơng có xu hướng nhập khẩu thiết bị nhiều hơn các doanh nghiệp địa phương. Các phương tiện vận chuyển hành khách ở điểm đến (như ô tô buýt, taxi, hệ thống đường sắt, ô tô cho thuê...) thường có nguồn gốc từ Nhật, Đức hoặc Mỹ do các công ty lữ hành địa phương cũng như do công ty đa quốc gia của một trong các nước này nhập về.
Như vậy, sự rò rỉ chủ yếu từ các hoạt động kinh doanh của công ty đa quốc gia là lợi nhuận và tiền lương. Mặc dù có rất ít bằng chứng về các cơng ty đa quốc gia thu được siêu lợi nhuận trong mối quan hệ với nền kinh tế quốc gia của chính mình, nhưng với vị thế độc quyền đã tạo cho các công ty này thu được siêu lợi nhuận tương đối ở nền kinh tế các nước chủ nhà. Phương pháp định giá chuyển nhượng thực chất là việc rút ra các lợi nhuận “thực” một cách hiệu quả, mặc dù biểu hiện bên ngồi là dường như khơng có sự rị rỉ nào khỏi nền kinh tế của các nước chủ nhà.
Tác động tổng hợp của sự rị rỉ các khoản thanh tốn gắn với hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia ở cả hai đầu của dòng du khách làm giảm đáng kể sự đóng góp của du lịch vào GDP của nền kinh tế nước chủ nhà. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ 31 - 33% tổng chi tiêu của du khách có thể được giữ lại ở điểm đến khi du khách mua một tour du lịch trọn gói của một cơng ty lữ hành gửi khách đa quốc gia. Nếu các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch nói trên được cung cấp riêng lẻ và của địa phương nhiều hơn thì thu nhập giữ lại được ở điểm đến có