Thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 47 - 49)

3 Theo: Bull, A (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman,

1.2.2.1. Thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân

Thu nhập quốc dân phản ánh khối lượng giá trị thuần thu được từ các nhân tố sản xuất (như lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, năng lực

quản lý...) của nền kinh tế hay đồng thời cũng là tổng thu nhập của tất cả các hộ gia đình (các cá nhân) trong nền kinh tế. Thu nhập quốc dân được xác định là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau khi khấu trừ giá trị các tài sản sử dụng hoặc phần vốn đã tiêu dùng.

Phân tích kinh tế vĩ mô đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và sự thay đổi của thu nhập quốc dân trong một nền kinh tế. Trong đó, một số nhân tố cơ bản gồm: Các mức độ tiết kiệm và đầu tư, mơ hình tiêu dùng, giá cả và lãi suất, sự mất cân bằng trong ngân sách của chính phủ và mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên (bao gồm cả lao động). Vì hoạt động du lịch liên quan đến hầu hết các lĩnh vực này nên nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập quốc dân, đặc biệt ở các quốc gia có du lịch chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tầm quan trọng đối với một nền kinh tế không chỉ ở quy mô của thu nhập quốc dân và mức bình quân đầu người, mà còn ở cấu thành và sự phân phối thu nhập quốc dân như được minh họa trong hình 1.54.

Hình 1.5. Cấu thành và phân phối thu nhập quốc dân

4 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. Melbourne.

Một nền kinh tế lớn, có nhiều ngành sản xuất và ít tập trung theo ngành thường ít bị tổn thất hơn trong các cuộc khủng hoảng theo chu kỳ so với một nền kinh tế nhỏ trên cơ sở ít ngành. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt đối với các giá trị nhận được từ phát triển du lịch.

Trong khi lý thuyết kinh tế cổ điển giả thiết rằng sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ tự hiệu chỉnh thông qua các lực lượng thị trường để phản ánh năng suất cận biên của các nhân tố sản xuất, nhưng hiện nay các nhà kinh tế lại chỉ ra rằng điều đó ln ln không xảy ra. Do sự khơng hồn hảo của thị trường và của hệ thống xã hội, sự không cân bằng giữa các khu vực hoặc một số lý do khác, nên có thể có sự phân phối thu nhập quốc dân "một cách ổn định" không phản ánh các năng suất cận biên. Khi đó, các chính sách phát triển bao gồm cả phát triển du lịch có thể thúc đẩy sự sản sinh ra thu nhập và các mục tiêu của phân phối thu nhập quốc dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)