Các phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 96 - 98)

THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

2.1.5.2. Các phương pháp dự báo

Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, mỗi phương pháp chỉ thích hợp với một đối tượng cùng với những yêu cầu cụ thể về chất lượng của dự báo. Việc lựa chọn phương pháp dự báo cần được cân nhắc một cách thận trọng và dựa vào nhiều yếu tố như:

- Điều kiện thu thập thông tin;

- Mục tiêu dự báo và khả năng đạt được mục tiêu đề ra;

- Khả năng xử lý thông tin, nhất là việc sử dụng máy tính để xử lý số liệu;

- Thời hạn cần dự báo;

- Tính ỳ của đối tượng cần dự báo hoặc sự “nhạy cảm” của nó với điều kiện bên ngoài...

a. Phương pháp suy luận hợp lý

Đó là phương pháp dựa vào trực quan và kinh nghiệm của người dự báo và đây không hẳn là một phương pháp khoa học vì nó khơng thể tóm tắt thành một quy tắc hoặc quy trình tiến hành. Tuy nhiên, phương pháp này dựa vào cơ sở tư duy logic và xuyên suốt toàn bộ các phương pháp dự báo khác, bởi vì tất cả cơng tác dự báo đều do con người tiến hành (đặt nhiệm vụ, thu nhận thông tin, lập và chọn dự báo, sử dụng dự báo).

Ở mức độ đơn giản nhất phương pháp này đưa ra những nhận định đơn giản về tương lai như cho rằng mức độ cầu du lịch tương lai sẽ như mức độ hiện tại hoặc cũng có thể đưa ra một tỷ lệ % cố định mà cầu du lịch được giả thiết tăng (hoặc giảm) theo. Vì vậy, phương pháp này còn được gọi là phương pháp giản đơn.

b. Phương pháp định tính

Dự báo bằng phương pháp định tính cân nhắc một loạt các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch. Sau đó, các nhân tố này được sắp xếp thứ tự

theo tầm quan trọng và lần lượt mỗi nhân tố được phân tích để bộc lộ các xu hướng cầu du lịch tương lai. Trong giai đoạn này, có thể tham khảo các số liệu thống kê, nhưng không cố gắng xây dựng các cơng thức tốn học để miêu tả các mối quan hệ giữa cầu du lịch và với các nhân tố ảnh hưởng.

Phương pháp dự báo này phần lớn dựa vào cảm nhận chung của người dự báo nên có phần nào tương tự như phương pháp suy luận hợp lý và kết quả dự báo thường được diễn đạt bằng những mệnh đề định tính như "cầu du lịch có sự tăng chậm" hoặc "khơng hình dung thấy sự thay đổi của cầu du lịch trong năm tới" v.v...

c. Phương pháp chuyên gia (Kỹ thuật Delphi)

Là một phương pháp dự báo trên cơ sở khai thác ý kiến chuyên gia về một đối tượng (chủ đề) cần dự báo. Phương pháp này dựa trên cơ sở xử lý một cách khoa học những ý kiến của chuyên gia - những người am hiểu sâu nhất về lĩnh vực chuyên môn hẹp đang được khảo sát (như nhu cầu và cầu du lịch của dân cư) hoặc những vấn đề phức tạp, mới mẻ chưa gặp trong quá khứ hoặc có tài liệu thống kê khơng đầy đủ. Bằng sự tổng hợp các hiểu biết, vốn sống và những tính tốn của mình, các chun gia có thể đưa ra những ý kiến dự báo rất xác đáng. Việc thu thập và xử lý một cách khoa học các ý kiến đó sẽ đem lại cho người quản lý những thông tin quý giá. Tuy rất gần gũi với phương pháp suy luận hợp lý nhưng phương pháp chuyên gia là một phương pháp của khoa học dự báo, có quy tắc tiến hành rất rành mạch và cụ thể.

Để tiến hành dự báo theo phương pháp này, trước hết cần tuyển chọn chuyên gia, sau đó tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia bằng cách đặt ra câu hỏi hoặc đề tài cho các chuyên gia trả lời hoặc thảo luận. Ở mức đơn giản nhất, các câu hỏi được ghi sẵn trong một bảng hỏi và câu trả lời của các chuyên gia chỉ đơn giản là các con số, thậm chí chỉ cần ngắn gọn theo kiểu "có/ khơng”. Ở mức cao hơn thì đó là các cuộc trao đổi ý kiến, tọa đàm, hội nghị xung quanh chủ đề cần dự báo. Đơi khi có thể thu thập

ý kiến một cách gián tiếp trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo, sách báo chuyên ngành của các chuyên gia.

Bước tiếp theo là xử lý ý kiến của các chuyên gia. Qua phân tích các ý kiến thu thập được, người ta lập một bảng kê các tình huống nhân tố và thời hạn tác động của chúng. Để đánh giá một cách xác đáng hơn, mỗi chuyên gia hay mỗi ý kiến của chuyên gia sẽ được gán cho một trọng số hay "xác suất tiên nghiệm” nào đó. Tùy theo mức độ am hiểu nhiều hay ít vấn đề dự báo mà điểm (trọng số) của họ sẽ cao hay thấp. Nếu chưa có đủ cơ sở để đánh giá xem chuyên gia nào trội hơn thì ban đầu chấp nhận luật phân phối đều, tức là xem ý kiến các chuyên gia có giá trị ngang nhau và kết quả dự báo được rút ra thơng qua hình thức biểu quyết lấy đa số (nếu cần chọn một khả năng) hoặc được tính theo trung bình cộng (khi cần dự báo một trị số). Theo cách đó, chúng ta có thể xây dựng các tình huống dự báo nhu cầu và cầu du lịch, các nhân tố tác động chủ yếu hay thời gian xuất hiện các đột biến của chúng.

Ở một số nước, người ta thường gọi phương pháp này là kỹ thuật Delphi12. Đây là phương pháp có ý nghĩ lớn khi cần kết quả dự báo mà khơng có thời gian thu thập số liệu để thực hiện các phương pháp khác, hoặc phải dự báo những nội dung mới mà chưa có các số liệu lịch sử. Phương pháp này rất thích hợp với việc dự đoán tiến bộ khoa học kỹ thuật sau này.

d. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Dãy số theo thời gian là một tập hợp các số liệu được thu thập thường xuyên trong một thời kỳ nhất định. Những số liệu này trước hết có thể được xem xét để biểu thị các đặc điểm thời vụ, sau đó để tìm xu hướng và cuối cùng xác định những số liệu khơng bình thường và tìm nguyên nhân.

Dự báo bằng phương pháp phân tích dãy số theo thời gian là làm bình qn hố những thay đổi theo thời vụ và tính ngẫu nhiên của các số

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)