3 Theo: Bull, A (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman,
1.2.1.3. Đo lường sự đóng góp của du lịch trong GDP
a. Một số khó khăn khi đo lường
Đánh giá sự đóng góp của một ngành đối với nền kinh tế quốc dân luôn luôn là một vấn đề phức tạp. Đánh giá sự đóng góp của một ngành dịch vụ thậm chí cịn phức tạp hơn ngành sản xuất hàng hố vì bản chất vơ hình của sản phẩm dịch vụ. Đối với du lịch việc đánh giá lại cịn đặc biệt khó khăn hơn nữa vì sự khó phân định các khái niệm dịch vụ trong ngành này. Đây là một thực tế đối với cả những nơi có các số liệu thống kê đáng tin cậy của chính phủ hoặc của các hiệp hội trong ngành.
Tuy khó khăn như vậy, nhưng hầu hết các quốc gia vẫn cố gắng tìm cách đánh giá sự đóng góp của ngành du lịch nhằm mục đích so sánh và quy hoạch phát triển. Những đóng góp này là sự tổng hợp các giao dịch thương mại của cá nhân và tổ chức trong hoạt động du lịch. Nhờ đó, có thể đáp ứng yêu cầu so sánh một cách tương đối với các ngành hoặc các quốc gia khác. Tuy nhiên, khó có thể xác định chính xác "giá trị thực" của ngành bởi vì khơng thể tính tốn hết được các khoản làm tăng hoặc
giảm thu nhập từ du lịch, trong đó có những khoản quan trọng và đáng chú ý như: Các dịch vụ khơng thanh tốn, dịch vụ không khai báo, các chi phí ảo, hàng hóa cơng cộng...
b. Các phương pháp đo lường
Đo lường thường là một vấn đề khó khăn trong phân tích sự đóng góp của du lịch vào GDP. Nếu khơng tính đến nền kinh tế ngầm, thì tổng giá trị đầu ra (ví dụ của ngành nông nghiệp) được xác định tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch được bán trực tiếp cho hàng nghìn hoặc hàng triệu cá nhân mà ngay chính bản thân họ cũng khơng thể xác định được khi nào mình là khách du lịch. Các dịch vụ và hàng hố có thể được bán ở nhiều mức giá khác nhau và có thể được theo dõi, ghi chép lại khơng chính xác. Ngồi ra, mỗi quốc gia lại sử dụng các phương pháp khác nhau để đo lường giá trị của các chi tiêu (hoặc thu nhập) từ du lịch.
Các nhà phân tích kinh tế du lịch đã xác định một số phương pháp đo lường cơ bản và chủ yếu sau đây:
- Theo dõi trực tiếp chi tiêu của du khách: Một cách lý tưởng là theo chân tất cả du khách ở khắp mọi nơi và ghi chép các chi tiêu của họ. Kết quả ghi chép này sẽ cung cấp chính xác sự đóng góp của du lịch trong GDP từ cách tiếp cận tiêu dùng. Điều này rõ ràng không thể làm được và thậm chí cũng rất khó thực hiện khi áp dụng cho một mẫu du khách. Phương án có tính khả thi hơn là chọn mẫu một nhóm du khách và sử dụng nhật ký chi tiêu của họ để theo dõi mức chi tiêu của từng người trong nhóm, sau đó nhân kết quả mức chi tiêu bình qn thu được từ mẫu với tổng số du khách.
- Theo dõi qua doanh thu của doanh nghiệp du lịch: Cách tiếp cận này xuất phát từ việc tập hợp tất cả doanh số bán của các doanh nghiệp du lịch. Thông tin này lấy từ cơ quan thuế hoặc cơ quan quản lý ngành và có thể dễ dàng hơn so với việc theo dõi trực tiếp tại các điểm bán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong khi doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành hoặc vận chuyển du lịch tương đối chính xác, thì doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí và cả lưu trú sẽ kém
chính xác hơn bởi vì các nhà cung ứng này khơng thể phân biệt hồn tồn giữa doanh số bán cho du khách với cho các đối tượng không phải là du khách. Ngồi ra, cịn có các hiện tượng giấu doanh thu hoặc để ngồi sổ sách, hố đơn trong các doanh nghiệp du lịch.
- Điều tra du khách: Điều tra chọn mẫu du khách trên các tuyến hành trình hoặc tại các điểm đến du lịch là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích và đánh giá vai trị của du lịch. Kết quả điều tra có thể tương đối tin cậy tuỳ thuộc vào mẫu lựa chọn, trừ trường hợp một số đối tượng điều tra khơng thích việc phải nhớ lại và khai báo những dự định chưa hoàn thành (điều tra tiến hành khi một du khách chưa kết thúc chuyến đi). Đối với các quốc gia điểm đến thì phương pháp điều tra tại cửa khẩu hoặc điều tra tại "cửa ngõ" của một điểm đến du lịch đều phù hợp. Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để điều tra du khách quốc tế tại các cửa khẩu thông qua các dữ liệu xuất, nhập cảnh. Từ kết quả điều tra có thể dễ dàng xác định được tổng chi tiêu của khách quốc tế tại một điểm đến du lịch. Tuy nhiên, đối với khách nội địa thì phương pháp này kém chính xác hơn và kết quả cũng chỉ có tính chất ước tính.
- Điều tra hộ gia đình: Có thể ước tính mức chi tiêu du lịch tại khu vực nguồn khách bằng cách điều tra hộ gia đình, trong đó chi tiêu của hộ gia đình nói chung được tách riêng phần chi tiêu dành cho du lịch. Kết hợp với sự phân tích khoản chi phí du lịch đi cơng việc của các doanh nghiệp trong thủ tục hoàn thuế, những số liệu này có thể cung cấp một bức tranh hợp lý và đáng tin cậy về chi tiêu cho hoạt động du lịch của quốc gia nguồn khách.
- Điều tra qua ngân hàng: Trong những phạm vi nhất định, có thể sử dụng một số phương pháp khác có thể đo lường giá trị của du lịch. Hầu hết khách đi du lịch trong nước hoặc quốc tế hiện nay thường sử dụng thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn hoặc thanh tốn qua mạng các dịch vụ du lịch. Điều tra qua các ngân hàng sẽ cho các số liệu tin cậy về chi tiêu của khách du lịch. Trường hợp khác, đối với một số quốc gia có sự kiểm sốt chặt chẽ ngoại tệ và tất cả du khách nước ngoài đến đều phải chi tiêu
bằng tiền tệ của quốc gia đó thì tổng giá trị ngoại tệ trao đổi của các cá nhân qua ngân hàng hoặc các cơ sở thu đổi ngoại tệ hợp pháp sẽ cung cấp tổng chi tiêu (ước tính) của khách du lịch quốc tế.
Trong thực tế, các nhà phân tích thường kết hợp các phương pháp trên, đồng thời cịn có thể xây dựng các loại mô hình mơ phỏng khác nhau. Với bất kỳ một phương pháp đo lường nào ở trên đều có thể chưa đảm bảo độ tin cậy và chính xác, vì vậy các nhà phân tích kinh tế du lịch sử dụng nhiều phương pháp cùng một lúc để có các kết quả kiểm tra chéo.