Sự phân phối thu nhập do du lịch tạo ra

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 49 - 51)

3 Theo: Bull, A (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman,

1.2.2.2. Sự phân phối thu nhập do du lịch tạo ra

Tác động trực tiếp và gián tiếp của chi tiêu du lịch tuỳ thuộc vào cách phân bổ các khoản thu từ du lịch. Các khoản thu này lại tuỳ thuộc vào hình thức sở hữu và khả năng khai thác các tài nguyên của ngành du lịch. Cường độ sử dụng các nhân tố sản xuất không chỉ phụ thuộc vào năng suất sử dụng từng nhân tố mà cịn tuỳ thuộc vào loại hình du lịch cung ứng. Hình 1.65 minh họa một cách đơn giản về mong muốn của ngành du lịch trong các trường hợp khác nhau.

Trục hồnh trong hình 1.6 biểu diễn sự liên tục từ một nền kinh tế có tiền cơng thấp tương đối (so sánh với các nhân tố sản xuất khác) đến một nền kinh tế có tiền cơng cao tương đối. Trục tung biểu diễn các loại hình du lịch từ du lịch đi cơng việc hoặc văn hoá đến du lịch nghỉ dưỡng ở những nơi có ánh nắng, biển và bãi cát. Thu nhập của ngành du lịch ở các điểm đến có xu hướng được phân phối theo cường độ sử dụng các nhân tố sản xuất (với các điều kiện khác khơng đổi). Vì vậy, 1 USD chi

tiêu cho chuyến đi tới Morocco có thể tạo ra nhiều việc làm hơn so với chuyến đi tới London mà ở đó đồng USD có thể được sử dụng để thu hồi vốn đầu tư nhiều hơn.

Hình 1.6. Các nhân tố sản xuất trong ngành du lịch

Do đó, sự phân phối thu nhập từ các nhân tố sản xuất trong du lịch không chỉ tùy thuộc vào năng suất cận biên hoặc hiệu quả sử dụng mỗi nhân tố mà còn tùy thuộc vào loại hình du lịch. Ở các nước kém phát triển dựa trên cơ sở loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thường làm tăng thêm nhiều việc làm mặc dù với tiền công không cao, nhưng mức lương này làm tăng trực tiếp C. Trong nền kinh tế có tiền cơng cao hơn, sự phát triển du lịch có thể đồng nghĩa với yêu cầu về đất đai và nhu cầu đầu tư cố định như các hệ thống giao thông hiện đại, xây dựng khu nghỉ dưỡng và cơng nhận các cơng viên quốc gia. Điều đó gắn chặt với thu nhập từ các đầu tư tài chính (I) (bao gồm cả sở hữu đất đai), sau đó ảnh hưởng của du lịch đối với nền kinh tế tuỳ thuộc vào ai là người cung cấp vốn và người đó làm gì với khoản thu nhập từ lãi suất.

Cũng như các ngành khác, trong du lịch, tỷ lệ vốn - lao động đang thay đổi phản ánh việc sử dụng công nghệ ngày một tăng và do cầu phát triển nên các chi phí đất đai tăng lên vì khả năng cung bị cố định. Tuy nhiên, quá trình thay thế lao động trong du lịch diễn ra chậm hơn so với

nhiều ngành công nghiệp khác bởi vì cả người sản xuất và người tiêu dùng đều tập trung vào đặc điểm dịch vụ cá nhân trong du lịch. Yếu tố đầu vào lao động vẫn giữ ở mức cao tại những nơi mà đặc điểm trên được cho là quan trọng (như đại lý du lịch, dịch vụ trên máy bay, nhà hàng hoặc các cơng ty lữ hành). Vì vậy, thậm chí trong một nền kinh tế có tiền cơng cao sẽ vẫn cịn các doanh nghiệp du lịch cần nhiều lao động (ví dụ, khách sạn Ritz ở Paris hoặc các dịch vụ đặc biệt cho du lịch công vụ của hãng American Express). Khi khách hàng tiêu dùng du lịch mong muốn các dịch vụ có tính chất cá nhân này thì họ thường sẵn sàng trả tiền cho các đặc điểm đó. Như vậy, việc làm trực tiếp và sự phân bổ thu nhập cho tiền công vẫn giữ ở mức cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)