THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
2.1.4.2. Cầu về sản phẩm ăn uống
Tương tự như cầu về dịch vụ lưu trú theo đối tượng khách hàng, cầu về sản phẩm ăn uống có thể được chia thành hai loại khác nhau:
- Cầu của dân cư địa phương: Cầu về sản phẩm ăn uống công cộng (ăn uống ở ngồi gia đình) của dân cư địa phương vì hai lý do:
+ Mang tính chất thưởng thức, giải trí, bổ sung cho các bữa ăn tại gia đình.
+ Ăn uống tại nơi làm việc, nơi học tập thay thế cho các bữa ăn tại gia đình.
- Cầu của khách du lịch: Cầu về sản phẩm ăn uống của du khách trong chuyến đi du lịch.
Theo điều tra mới đây tại các nước công nghiệp phát triển, trong tất cả các bữa ăn của dân cư có khoảng một nửa số bữa ăn tại nhà, trong một nửa số bữa ăn cịn lại ở ngồi gia đình thì có khoảng 1/10 mang tính chất giải trí. Thơng qua sự phát triển các cơ sở kinh doanh ăn uống công cộng nhằm thay thế các bữa ăn gia đình có thể kết luận rằng cầu về ăn uống cơng cộng có xu hướng khơng co giãn tương đối. Một số nghiên cứu đã cố gắng đo lường trực tiếp hoặc gián tiếp sự co giãn của cầu về các bữa ăn ngồi nhưng khơng phân biệt được rõ ràng giữa hai loại cầu: Cầu thay thế bữa ăn gia đình và cầu ăn uống mang tính chất giải trí. Nhưng các kết quả nghiên cứu này lại chỉ ra rằng cầu ăn uống mang tính chất giải trí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số bữa ăn nhưng chúng lại có tỷ lệ % ngày càng nhiều hơn trong tổng chi tiêu của dân cư. Mặt khác, cũng có thể thấy xu hướng cầu ăn uống mang tính chất giải trí sẽ có sự co giãn nhiều hơn so với cầu ăn uống mang tính chất thay thế. Việc phân biệt hai loại cầu này chỉ mang tính chất tương đối bởi vì nhiều khi cầu ăn uống ngồi nhằm thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ví dụ, bữa ăn trưa của một thương gia ngồi tính chất bữa ăn thơng lệ, nó cịn là một cơ hội để trao đổi kinh doanh, để thưởng thức các món ăn.
Việc nhận thức tính co giãn hay khơng co giãn của cầu về ăn uống có ý nghĩa rất lớn đối với các cơ sở kinh doanh. Ví dụ, một nhà hàng ở trung tâm thành phố phục vụ ăn trưa và ăn tối. Kinh doanh ăn trưa sẽ có xu hướng khơng co giãn tương đối và chi phí cho hoạt động kinh doanh này lại thấp hơn kinh doanh ăn tối. Do đó, hoạt động này có xu hướng tạo ra lợi nhuận cận biên thấp. Tuy nhiên, nếu thấy cầu ăn trưa không co giãn tương đối mà muốn tăng giá thì cần phải xem xét sự tồn tại của các
quán ăn cạnh tranh khác trên cùng địa bàn. Nói cách khác, đối với một nhà hàng kinh doanh ăn uống riêng lẻ, có thể tính được sự co giãn của cầu, tuy nhiên giá trị của nó tuỳ thuộc vào mật độ cạnh tranh trong khu vực.
Cầu về ăn uống công cộng của dân cư địa phương phát triển trước hết nhằm thay thế bữa ăn tại gia đình do các u cầu của cơng việc, học tập, của sản xuất tập trung. Sau đó, cầu về các sản phẩm ăn uống mang tính chất giải trí thưởng thức chỉ được phát triển khi có các nhân tố thuận lợi. Nhu cầu ăn uống của dân cư thường chiếm một tỷ lệ không đổi trong cơ cấu chi tiêu của dân cư. Do đó, cầu về ăn uống ở ngồi gia đình của dân cư địa phương trước hết phụ thuộc vào sự thay đổi mức thu nhập của từng gia đình. Ngồi ra, các nhân tố ảnh hưởng khác là nghề nghiệp, mức độ đơ thị hố, cơng nghiệp hố và khi trình độ dân trí và sự hiểu biết xã hội được nâng cao thì nhu cầu ăn uống bên ngồi gia đình nhằm mục đích thay đổi khơng khí cũng được tăng lên.
Cầu về ăn uống của khách du lịch thuộc loại nhu cầu cơ bản phát sinh tất yếu trong chuyến đi. Ngoài ra, sản phẩm ăn uống đến lượt mình là một loại hấp dẫn du khách của khu vực điểm đến du lịch. Do đó, cầu về các loại sản phẩm ăn uống này mang tính chất giải trí, thưởng thức. Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến cầu nói chung, cầu về ăn uống của khách du lịch phụ thuộc rất lớn vào mục đích của chuyến đi và các yếu tố liên quan đến du khách như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quốc tịch hoặc dân tộc...