2. Nông nghiệp 2 2 4 15 2 2 13 40 3. Công nghiệp 10 5 20 10 5 5 25 80 4. Xây dựng 5 2 10 3 10 8 12 50 5. Du lịch 2 2 5 2 2 5 22 40 6. Dịch vụ khác 4 3 8 5 5 5 20 50 Giá trị tăng thêm 22 19 7 18 13 19
Tổng đầu vào 50 40 80 50 40 50 310 Trong ví dụ này, ngành du lịch chiếm 40/310 của GDP (13%); trong 40 đơn vị giá trị đầu ra có 22 đơn vị dành cho tiêu dùng cuối cùng như giải trí và thăm người thân. Ngành du lịch bán 2 đơn vị cho ngành khai khoáng có thể là du lịch đi công việc và tương tự với các ngành khác theo các dòng tương ứng trong bảng. Như một ngành sản xuất, du lịch cần 3 đơn vị đầu vào từ ngành khai khống, 2 đơn vị từ ngành nơng nghiệp và tương tự với các ngành khác theo cột 5, với giá trị tăng thêm là 13 biểu hiện cho sự chênh lệch giữa các đầu vào đã mua với giá trị của đầu ra (đó là yếu tố lợi nhuận).
Giả sử nhu cầu cuối cùng về du lịch tăng thêm 4 đơn vị do kết quả của du khách quốc tế đến tăng lên. Điều đó làm tăng 10% trong giá trị (vai trị) của ngành du lịch, có nghĩa là tăng các đầu vào và giá trị tăng thêm. Nếu giả thiết rằng các ngành sản xuất có mối quan hệ tuyến tính
7 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. Melbourne.
thì tất cả các trị số trong cột 5 đều tăng 10%; ví dụ, lúc này du lịch sẽ cần 11 đơn vị đầu vào từ ngành xây dựng. Tiếp đó, điều này làm tăng đầu ra từ ngành xây dựng là 51, cũng như đầu ra từ các ngành khác lần lượt chúng cần các đầu vào thêm. Quy mô tăng cuối cùng của toàn bộ nền kinh tế tuỳ thuộc vào các yêu cầu giao dịch liên ngành. Tất nhiên, trong thực tế mơ hình sẽ phức tạp hơn vì có các quan hệ phi tuyến tính khi có sự thay đổi các đầu vào cận biên và trong bảng cần bổ sung thêm các dòng thể hiện các rò rỉ như các đầu vào từ nhập khẩu.
Để dự đoán trực tiếp các vai trò gián tiếp của chi tiêu du lịch tăng lên, có thể sử dụng một ma trận hệ số biểu diễn các đầu vào cần thiết cho một đơn vị đầu ra đối với mỗi ngành. Ví dụ, đối với du lịch (ngành 5 trong bảng), với tổng đầu ra là 40, đầu vào từ ngành xây dựng là 10 và yêu cầu trên một đơn vị đầu ra là 10/40 hoặc 0,25. Các hệ số đầu vào này đối với ví dụ trên được thể hiện trong bảng 1.58.
Sử dụng bảng trên có thể xem xét tác động của 1 đơn vị tiền tệ (đvtt) tăng thêm trong chi tiêu du lịch có nghĩa là chi tiêu gián tiếp 0,08 đvtt cho ngành khai khống, 0,05 đvtt cho ngành nơng nghiệp... và chi tiêu tiếp theo để thoả mãn nhu cầu của các ngành này là dòng chảy của các chi tiêu phái sinh.
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng sử dụng phân tích đầu vào - đầu ra trong du lịch để đánh giá vai trò gián tiếp của du lịch ở các mức độ thành công khác nhau. Tuy vậy, khi sử dụng phương pháp này sẽ gặp phải hai vấn đề tồn tại chủ yếu là:
- Thiếu dữ liệu, đặc biệt ở mức độ khu vực;
- Những khó khăn xuất phát từ bản chất của du lịch như xác định khoản chi tiêu nào thuộc về ngành du lịch, cịn khoản chi tiêu nào khơng thuộc về ngành này.