Tập thể tác giả Trung Quốc (1998), Dự báo thế kỷ 21 (Sách dịch), Hà Nội: NXB Thống

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 129 - 133)

- Xu thế ứng dụng cơng nghệ thơng tin và số hố thị trường du lịch làm cho hoạt động marketing hiệu quả hơn, mở rộng hơn, đồng thời mở rộng quyền lựa chọn sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách hàng. Với sự xuất hiện của các thị trường du lịch ảo, du lịch thông minh, mọi quá trình tương tác giữa người mua và người bán đều được thực hiện thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, công nghệ số cho phép người mua tiếp cận nhanh chóng với nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch.

- Xu thế cạnh tranh trên thị trường: Với sự xuất hiện của nhiều nhà cung ứng làm cho sự cạnh tranh trên thị trường du lịch càng thêm phần gay gắt. Sự cạnh tranh này không chỉ tồn tại trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng ra phạm vi khu vực và toàn thế giới.

- Xu thế hợp tác, liên kết trên thị trường: Do đặc điểm nhu cầu du lịch là loại nhu cầu tổng hợp địi hỏi sự đóng góp của nhiều nhà cung ứng, các nhà cung ứng phải liên kết lại với nhau để tạo ra các sản phẩm du lịch trọn gói hoặc thực hiện các công đoạn kế tiếp nhau trong quá trình phục vụ khách du lịch (liên kết dọc). Mặt khác, để khắc phục tình trạng cạnh tranh gay gắt, nhiều nhà cung ứng liên kết lại với nhau thành các tập đoàn, các tổ hợp đa quốc gia và xuyên quốc gia (liên kết ngang).

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Phân tích khái niệm và bản chất của cầu du lịch? 2. Phân tích các đặc điểm của cầu du lịch?

3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của một cá nhân và của xã hội (tổng cầu)?

4. Phân tích đặc điểm của cầu về dịch vụ lưu trú, sản phẩm ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ khác?

5. Tại sao các cơ quan quản lý ngành và các doanh nghiệp du lịch cần phải dự báo cầu du lịch?

6. Phân tích ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng phương pháp dự báo cầu du lịch?

7. Phân tích khái niệm và bản chất của cung du lịch? 8. Phân tích các đặc điểm của cung du lịch?

9. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung du lịch của một doanh nghiệp và của một điểm đến du lịch (tổng cung)?

10. Phân tích đặc điểm của cung dịch vụ vận chuyển hàng không? 11. Phân tích đặc điểm của cung dịch vụ lưu trú khách sạn?

12. Phân tích đặc điểm của cung dịch vụ lữ hành - tour du lịch trọn gói?

13. Phân tích đặc điểm của một số loại hình cung du lịch khác? 14. Phân tích thực chất và đặc điểm của quan hệ cung cầu du lịch. Liên hệ với quan hệ cung cầu du lịch ở Việt Nam?

15. Quan niệm về cân đối cung cầu du lịch. Trình bày nội dung cơ bản của việc cân đối cung cầu du lịch. Liên hệ với tình hình Việt Nam?

16. Trình bày khái niệm và các cách phân loại thị trường du lịch. Ý nghĩa của từng cách phân loại?

17. Phân tích đặc điểm của thị trường du lịch. Liên hệ với thị trường du lịch Việt Nam?

18. Phân tích các xu hướng phát triển thị trường du lịch. Liên hệ với thị trường du lịch Việt Nam?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2

TIẾNG VIỆT

1. Ngô Đình Giao (chủ biên) (2007), Kinh tế học vi mơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ (1995), Giáo trình Kinh tế Du lịch (lưu hành nội bộ), Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

4. Nguyễn Văn Thụ (chủ biên) (2000), Bài giảng Kinh tế du lịch, Trường ĐH Giao thông vận tải, Hà Nội.

5. Tập thể tác giả Trung Quốc (1998), Dự báo thế kỷ 21 (sách dịch), NXB Thống kê, Hà Nội.

TIẾNG ANH

6. Bull (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne.

7. Hughes (1990), Economics for Hotel and Catering Students, 2nd edition, Stanley Thornes, Cheltenham.

8. Lundberg (1995), Tourism Economics, Jokn Wiley & Sons, New York.

9. Ryan (1980), An Introduction to Hotel and Catering Economics, Stanley Thornes, Glos.

10. Tribe (2011), The Economics of Recreation, Leisure and Tourism, 4th edition, Butterworth-Heinemann, Oxford.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)