Bảng 1.1. Sự phát triển của du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2018 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Khách quốc tế (Nghìn người) 5.049 6.014 6.847 7.572 7.874 7.943 10.012 12.922 15.600 Khách nội địa (Nghìn người) 28.000 30.000 32.500 35.000 38.500 57.000 62.000 73.200 80.000 Thu nhập từ du lịch (Tỷ đồng) 96.000 130.000 160.000 200.000 230.000 337.830 400.000 510.900 620.000
Nguồn: www.vietnamtourism.com và báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng cục Du lịch
d. Du lịch là ngành kinh doanh có tính thời vụ
Mặc dù một số lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch có thể phục vụ 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm như khách sạn, ăn uống, nhưng hoạt động du lịch nói chung vẫn mang tính chất thời vụ do đặc điểm thời vụ của cung, cầu và một số yếu tố ảnh hưởng khác. Đặc điểm thời vụ này làm cho chính phủ các quốc gia và các doanh nhân phải cân nhắc một cách thận trọng trong phát triển ngành cũng như các doanh nghiệp.
đ. Du lịch là "ngành công nghiệp không biên giới"
Bản chất của hoạt động du lịch là sự di chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới địa phương hoặc biên giới quốc gia, mặt khác xu thế tồn cầu hố đã tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hố của ngành du lịch trên cả phương diện cung và cầu du lịch. Tính chất "hướng ngoại" của hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của một quốc gia thơng qua các dịng ngoại tệ chảy vào hay chảy ra và ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc tế của quốc gia đó.
e. Các đặc điểm khác
Xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng mà mỗi quốc gia có những nhận định khác nhau về đặc điểm của ngành du lịch ngoài các đặc điểm chung đề cập ở trên. Các đặc điểm này có thể là:
- Ngành có vốn đầu tư ban đầu chủ yếu vào cơ sở hạ tầng; - Ngành sử dụng nhiều lao động trực tiếp;
- Ngành công nghiệp không tập trung và có khả năng làm đa dạng hố nền kinh tế khu vực;
- Ngành tập trung nhiều doanh nhiệp vừa và nhỏ với nhiều hình thức sở hữu khác nhau;
- Ngành thu lợi trực tiếp từ việc bảo vệ và duy trì các giá trị của môi trường tự nhiên và nhân văn;
- Ngành có tính nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như: Kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, pháp lý, cơng nghệ, tự nhiên...
- Ngành có sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia nguồn khách và quốc gia điểm đến và các ngành, các lĩnh vực có liên quan khác.
1.1.4.2. Các bộ phận cấu thành của ngành du lịch
a. Vận chuyển du lịch
Du lịch gắn với sự di chuyển khơng gian, do đó lĩnh vực vận chuyển là một trong các bộ phận cấu thành đầu tiên và quan trọng nhất của ngành. Đến nay, có nhiều loại phương tiện được sử dụng trong vận chuyển du lịch, nhưng trên phạm vi tồn thế giới, có hai loại phương tiện phổ biến nhất là vận chuyển bằng ô tô và vận chuyển bằng máy bay (xem bảng 1.22). Trong lịch sử phát triển du lịch, sự ra đời và phát triển của ô tô và máy bay là hai trong những dấu mốc quan trọng nhất.