Lợi thế độc quyền khai thác

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 157)

CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH

4.1.2.3. Lợi thế độc quyền khai thác

Các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng quản lý khơng mang tính chất đầu tư chủ yếu tìm kiếm nền kinh tế của các quốc gia có thể hoạt động kinh doanh theo chuỗi thơng qua tích hợp theo chiều ngang và sẽ mở rộng vượt ra khỏi biên giới quốc gia ở những nơi có các thị trường đang hoàn thiện hoặc khá tương đồng để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh đó. Hầu hết nền kinh tế của các quốc gia bên ngoài này là nền kinh tế định hướng thị trường gắn liền với hình ảnh quốc tế, quảng cáo và các tiêu chuẩn sản phẩm có tiếng. Ngoài ra, các quốc gia có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo chuỗi sẽ có tầm quan trọng mang tính quốc tế đối với các doanh nghiệp của quốc gia có nền kinh tế nhỏ. Ví dụ, hầu hết các doanh nghiệp của Bỉ, Hà Lan hoặc Thụy Sỹ đều xác định rõ tính chất đa quốc gia trong hoạt động kinh doanh của mình.

Lợi thế độc quyền ở quốc gia chính cũng có thể nhận được từ sự tích hợp theo chiều dọc khi giành được các nguồn tài nguyên dự trữ và thị trường tiêu thụ. Khi nguồn tài nguyên hoặc thị trường tiêu thụ xuất hiện ở quốc gia khác thì một doanh nghiệp có thể mua hoặc ràng buộc bằng các hợp đồng thương mại quốc tế để bảo vệ vị trí trong nước của mình. Các cơng ty khai thác mỏ và dầu khí lớn thường áp dụng cách thức này và việc tìm kiếm các nguồn tài ngun du lịch cũng có tính quốc tế tương tự như việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản. Sự tích hợp theo chiều dọc mang tính quốc tế sẽ lớn nhất trong lĩnh vực có các doanh nghiệp là thiểu quyền ở chính quốc gia của mình. Do đó, đầu tư của nhiều doanh nghiệp ở quốc gia X có thể tập trung vào quốc gia Y và cạnh tranh thiểu quyền dễ dàng vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)