Cung dịch vụ lưu trú khách sạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 109 - 114)

13 Xem thêm: Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ (1995), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, trang 66-67.

2.2.4.2. Cung dịch vụ lưu trú khách sạn

Một trong những đặc điểm của cung các dịch vụ lưu trú là tính đa dạng. Sự đa dạng khơng chỉ ở phạm vi rộng các loại hình cơ sở lưu trú từ mức thấp nhất là các bãi cắm trại đến các khách sạn năm sao cao cấp và sang trọng, mà cịn đa dạng về vị trí, về hình thức sở hữu và cơ cấu chi phí khác nhau của cung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Phần lớn các cơ sở kinh doanh lưu trú khách sạn có sự cung ứng cố định về số phòng hoặc diện tích khơng gian sẵn sàng cho thuê. Trong kinh doanh, các cơ sở này thường mong muốn đạt được sự tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận bằng kỳ vọng (lý tưởng) bán hết tất cả khả năng cung lưu trú của mình tức là đạt được 100% cơng suất sử dụng phòng. Kỳ vọng này cũng tương tự như các hãng hàng không. Tuy nhiên, việc

xác định một chỉ tiêu đo lường cung hoặc đầu ra của các cơ sở kinh doanh lưu trú khách sạn thường khá phức tạp. Thứ nhất, hệ số sử dụng cơ sở kinh doanh có thể được đo lường theo 3 cách khác nhau:

- Hệ số sử dụng cơ bản được xác định bằng tỷ lệ % số phịng (ngày phịng) có khách sử dụng trên tổng số phịng (ngày phịng) có khả năng cung ứng trong một thời kỳ nhất định. Hệ số này thường được gọi là cơng suất sử dụng phịng (hoặc cơng suất phịng).

- Hệ số sử dụng giường được xác định bằng tỷ lệ % số giường (ngày giường) có khách sử dụng trên tổng số giường (ngày giường) có khả năng cung ứng trong một thời kỳ nhất định (với một phịng tiêu chuẩn tính hai giường đơn và một giường đơi bằng hai giường đơn).

- Hệ số sử dụng theo doanh thu xác định bằng tỷ lệ % so sánh giữa doanh thu thực tế nhận được với doanh thu tối đa theo mức giá niêm yết trong một thời kỳ nhất định. Trong thực tiễn kinh doanh, có thể cho thuê phịng ở mức giá giảm vì nhiều lý do khác nhau như khách quen, khách thuê dài hạn và thường xuyên, khách đi theo đồn đơng...

Ví dụ: Một khách sạn 100 phịng (mỗi phịng tính 2 giường) có mức giá bán bình quân 100.000đ/đêm. Qua thống kê một ngày đêm cho thấy: Có 30 phịng mỗi phịng có 2 người th ở mức giá niêm yết; có 30 phịng mỗi phịng có 2 người th ở mức giá 70.000đ/đêm vì họ đi theo đoàn nên được giảm giá; có 20 phịng mỗi phịng có 1 người thuê với mức giá 60.000đ/đêm. Từ đó, có thể tính được các loại hệ số khác nhau: Hệ số cơ bản 80%, hệ số sử dụng giường 70% và hệ số sử dụng theo doanh thu 63%.

Thứ hai, các phịng khách sạn có thể được bán ở mức giá thấp hơn giá thị trường một cách có chủ ý (thậm chí có thể chịu lỗ) để thúc đẩy bộ phận kinh doanh ăn uống hoặc kinh doanh các dịch vụ khác (sự đàn hồi theo giá chéo của cung) hoặc đơn giản hơn để bảo đảm dòng lưu chuyển tiền tệ trong thời kỳ trái vụ. Do đó, cung với mục tiêu tối đa hố lợi nhuận ln được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu để hỗ trợ các mục tiêu khác.

Nói chung, các nhà kinh doanh khách sạn thường mong muốn cung cấp 100% số phịng của mình với hệ số sử dụng giường và hệ số sử dụng theo doanh thu đạt mức tối đa bởi vì trong cơ cấu chi phí kinh doanh khách sạn cũng tương tự như chi phí của các hãng hàng khơng, các khoản chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh đôi khi cũng phải lựa chọn giữa việc bán số phịng ít hơn ở mức giá đầy đủ với bán số phòng nhiều hơn ở mức giá giảm (như bán cho một đoàn khách đi theo tour ở mức giá thấp). Có thể có sự lựa chọn giữa bán 40 phòng ở mức giá 100$ hoặc 90 phòng ở mức giá 50$; phần doanh thu tăng thêm 500$ có thể phải chấp nhận các chi phí biến đổi tăng lên như chi phí dọn phịng, giặt là, điện... Những khoản chi phí này sẽ biến đổi theo cơng suất sử dụng phịng khách sạn.

Tại các điểm đến du lịch có tính thời vụ rõ rệt, các cơ sở lưu trú thường có sự phân biệt trong quản lý cung nói chung giữa hai thời vụ: Vào lúc trái vụ các khách sạn thường nhận đăng ký đặt phòng trước theo đồn, nhưng trong lúc chính vụ họ lại ít khi nhận đăng ký như vậy bởi vì có nhiều cơ hội để bán phịng ở mức giá niêm yết.

Để tạo ra bức tranh chi phí "trung bình" cho tồn ngành lưu trú là một vấn đề khó khăn bởi vì các phương pháp kế tốn sử dụng thường khơng phân bổ các chi phí quản lý cho các nghiệp vụ kinh doanh phòng, kinh doanh ăn uống và kinh doanh các dịch vụ khác. Tuy nhiên, một bức tranh khái qt hố các chi phí của ngành lưu trú trung bình khắp thế giới được trình bày trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2 chỉ có tính chất giới thiệu chung về các khoản chi phí chủ yếu và sự phân bổ chúng trong ngành lưu trú, trên thực tế do bản chất đa dạng của ngành làm các mức độ chi phí rất khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể thấy rõ lao động là một yếu tố đầu vào chủ yếu ở các cơ sở kinh doanh lưu trú và các chi phí cố định thường vượt quá các chi phí biến đổi về tổng số và tỷ trọng.

Bảng 2.2. Cơ cấu chi phí lưu trú trung bình thế giới (%) Khoản chi phí Chi phí cố định (FC) Chi phí biến đổi (VC) Tổng số

Lao động (trực tiếp và gián tiếp) 20 20 40 Thuê tài chính, khấu hao và chi phí đồ đạc/

tài sản cố định

30 - 30

Năng lượng và bảo dưỡng 5 10 15

Giặt là, khăn trải giường và các đồ cung cấp - 10 10

Chi phí khác 5 - 5

60 40 100

Nguồn: Horwath International "Worldwide Lodging Industry"

Một vấn đề khó khăn đối với nhiều khách sạn là mức độ lao động được coi như một chỉ số của chất lượng dịch vụ khách sạn. Chất lượng dịch vụ lại hình thành nên đặc điểm của từng cơ sở lưu trú và tạo ra sự khác biệt về giá dịch vụ giữa các cơ sở kinh doanh. Điều này có thể khơng phải là một vấn đề tồn tại lớn ở nền kinh tế có tiền cơng thấp như các nước ở Nam và Đơng Nam Á, ở đó tỷ lệ nhân viên/khách là hơn 3:1 trong các khách sạn quốc tế; nhưng nó là vấn đề nghiêm trọng ở nền kinh tế các quốc gia có tiền cơng cao. Các khách sạn khơng thể áp dụng cách thức của các tàu biển du lịch là đăng ký tàu của mình dưới cờ hiệu của một quốc gia thích hợp, th thuỷ thủ đồn từ quốc gia có tiền cơng thấp và tuân theo các điều kiện thị trường lao động của quốc gia đó. Vì vậy, các cơng ty khách sạn ở quốc gia có tiền cơng cao lựa chọn giải pháp sử dụng các thiết bị, máy móc và các đầu vào được sản xuất công nghiệp nhằm tiết kiệm và giảm bớt số lao động "đắt tiền" của mình, dẫn đến thay thế các chi phí biến đổi bằng các chi phí cố định. Khi đó, các khách sạn này phải cố gắng cung ứng hết công suất và điều này được phản ánh thơng qua chính sách giá của từng khách sạn.

Trong khi đó, một khuynh hướng khác của cung dịch vụ lưu trú trong các khách sạn là nó được vận hành trong xu hướng giảm chi phí cố định (chuyển chi phí cố định thành chi phí biến đổi). Khuynh hướng này đã tạo ra sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý khách sạn. Trước đây, ở các nước công nghiệp phát triển, hầu hết các công ty khách sạn là chủ sở hữu các tài sản của chính mình. Nhưng hiện nay, các khách sạn lớn và trung bình thường thuộc sở hữu của các công ty bất động sản và các khách sạn này hoạt động với một hợp đồng quản lý hoặc chuyển nhượng. Các tập đoàn khách sạn nổi tiếng ở Mỹ như Hilton, Hyatt, Marriott hoặc ITT Sheraton vận hành hầu hết số khách sạn của họ theo cách thức trên. Các cơ sở kinh doanh lưu trú thuộc tập đoàn hoạt động dưới các thương hiệu này thông qua hợp đồng chuyển nhượng với tập đoàn.

Như vậy, với khuynh hướng trên đã phản ánh rằng có hai loại doanh nghiệp vận hành trong các thị trường khác nhau. Các công ty bất động sản coi khách sạn như một phương tiện đầu tư đặc biệt ở các thành phố và các điểm đến du lịch chủ yếu. Giá trị vốn đầu tư sẽ được thu hồi thông qua sự chia sẻ lợi nhuận với người kinh doanh khách sạn hoặc cho th tài chính. Trong khi đó, các nhà kinh doanh khách sạn lại được giảm nhẹ các khoản thanh toán chi phí cố định và chịu một mức phí hoặc tiền thuê có mối liên hệ nhất định với lợi nhuận hoặc doanh thu, điều đó làm cho khoản chi phí này mang tính chất bán cố định (nửa cố định, nửa biến đổi). Tóm lại, sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý khách sạn sẽ làm cho các quyết định cung ứng dịch vụ lưu trú khách sạn trở nên linh hoạt hơn.

Đối với cung dịch vụ lưu trú, ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến cung du lịch nói chung như đã đề cập, thì sự kích thích của cầu là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến loại cung này. Sự tăng lên của cầu về dịch vụ lưu trú gắn liền với sự phát triển du lịch (các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đã nêu trong mục 2.1.3). Ngoài ra, sự tiến bộ của công nghệ trong các lĩnh vực xây dựng, trang trí nội thất và công nghiệp hàng tiêu dùng làm cho các khách sạn hiện đại xuất hiện ngày một nhiều hơn, nhanh hơn hoặc các cơ sở lưu trú luôn được cải thiện, nâng cấp và làm mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)