Thống kê các thanh toán du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 137 - 139)

CÁN CÂN THANH TOÁN TRONG DU LỊCH

3.2.1. Thống kê các thanh toán du lịch

Vì các thanh tốn du lịch quốc tế là một yếu tố cấu thành quan trọng của cán cân vơ hình nên chính phủ các quốc gia và các nhà kinh tế

học rất quan tâm đến các số liệu này. Trong hầu hết các trường hợp, các số liệu có sẵn để sử dụng đều là dữ liệu cán cân thanh toán đơn giản về các khoản thu nhập và thanh toán du lịch. Nhưng những dữ liệu này thường không tin cậy, làm cho việc so sánh quốc tế trở nên khơng chính xác.

Có ba nguồn số liệu thống kê cơ bản về các khoản thanh toán du lịch: - Tổng chi tiêu trực tiếp do khách du lịch cung cấp;

- Các số liệu gián tiếp tính tốn được bằng cách nhân số khách du lịch với thời gian lưu trú bình quân và mức chi tiêu bình quân một ngày;

- Các số liệu về trao đổi ngoại tệ từ các ngân hàng và tổ chức tài chính khác.

Hai nguồn số liệu đầu dựa trên cơ sở các điều tra và khảo sát (như tổng điều tra hoặc thông thường hơn là khảo sát chọn mẫu) khách du lịch tại điểm đến hoặc sau khi đi du lịch. Do đó, vấn đề tồn tại thường gặp phải ở đây là phương pháp nghiên cứu khảo sát. Các đợt khảo sát như vậy được thực hiện ở các điểm khởi hành quốc tế như ở cửa ra máy bay, vì vậy phương pháp này đơi khi được gọi là phương pháp điều tra tại cửa khẩu.

Các số liệu ngân hàng chỉ thực sự hữu ích ở các quốc gia mà tiền tệ của quốc gia đó khơng có khả năng chuyển đổi và bị cấm mua, bán ngoại tệ. Đối với các quốc gia chỉ kiểm soát một phần hoặc khơng kiểm sốt trao đổi ngoại tệ thì các ngân hàng và tổ chức tài chính khơng thể giám sát được tồn bộ q trình lưu thơng và sử dụng tiền mặt. Do đó, nguồn số liệu thứ ba chỉ có ý nghĩa tham khảo trong phạm vi nghiên cứu và sử dụng nhất định.

Giá trị thực của các khoản thanh toán du lịch quốc tế cũng cần được lựa chọn trong hai trường hợp đặc biệt. Thứ nhất, đối với khách du lịch thăm thân (VFR) thường khơng thích chi tiêu nhiều vào lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác ở điểm đến du lịch, thay vào đó là những khoản chi

tiêu nội địa tăng thêm của gia đình chủ nhà. Do đó, các dịch vụ du lịch ở các điểm đến với du khách thăm thân là chủ yếu thường bị đánh giá không đúng giá trị (đánh giá thấp). Thứ hai, chỉ có một số ít hệ thống thống kê cán cân thanh tốn có thể xác định chính xác giá trị chi tiêu thực của du khách trong các chương trình du lịch trọn gói được mua ở quốc gia nguồn khách. Các khoản thanh tốn do các cơng ty lữ hành trả trực tiếp trên thực tế cho các nhà cung ứng ở điểm đến là xác định được nhưng nhiều khoản thanh tốn có thể được chuyển qua kênh của các công ty đa quốc gia ở nước thứ ba hoặc có thể là các khoản thanh tốn đối ứng. Trong trường hợp này, giá trị thực của du lịch bị đánh giá khơng cịn chính xác (thường thấp hơn giá trị thực).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)