155 000YEN 1 250USD và chuyển sang USD 1 550USD 1 250USD
CÁC THƯƠNG QUYỀN TRONG HÀNG KHÔNG
Để có thể tiến hành vận chuyển hàng khơng một cách có trật tự, các quốc gia thương lượng các hiệp định đa phương về các dịch vụ và các quyền giao thông hàng không. Một số lớn các hiệp định này kết hợp lại thành các thương quyền trong hàng không (tức quyền tự do không lưu), năm thương quyền đầu tiên đã được Hội nghị hàng không dân dụng quốc tế ở Chicago xác lập năm 1944.
Thương quyền 1
Quyền được bay trên lãnh thổ của một quốc gia khác mà không tiếp đất (hạ cánh).
Thương quyền 2
Quyền được tiếp đất ở một quốc gia khác vì các mục đích phi vận chuyển (ví dụ tiếp thêm nhiên liệu, sửa chữa).
Thương quyền 3
Quyền được đỗ xuống một quốc gia khác để trả khách mua vé, thư từ và hàng hoá nhận vận chuyển từ quốc gia mà máy bay hoặc hãng hàng không được đăng ký (Hàng không của quốc gia A có thể chuyên chở hành khách từ A tới B).
Thương quyền 4
Quyền được nhận ở quốc gia khác các hành khách có vé, thư từ và hàng hoá để vận chuyển tới quốc gia mà máy bay hoặc hãng hàng không được đăng ký (Hàng không của quốc gia A có thể chuyên chở hành khách từ B tới A).
Thương quyền 5
Quyền cho một máy bay hoặc hãng hàng không đăng ký ở một quốc gia và đang đi trên đường bay đến hoặc từ một quốc gia nhận hành
khách có vé, thư từ và hàng hố ở một quốc gia thứ hai và trả chúng ở một quốc gia thứ ba (Hàng không quốc gia A, trong khi bay tuyến ABC có thể chuyên chở hành khách từ B tới C).
Quyền này thường được bảo vệ, có tính tranh giành và là chủ đề của nhiều cuộc đàm phán.
Thương quyền 6 (được thừa nhận khơng chính thức ở Chicago năm 1944)
Quyền đối với một máy bay hoặc hãng hàng không đăng ký ở một quốc gia nhận hành khách có vé, thư từ và hàng hố ở một quốc gia thứ hai, vận chuyển qua quốc gia của chính mình và trả họ ở một quốc gia thứ ba (Hàng không quốc gia A, trong khi bay DA và AB có thể chuyên chở hành khách từ D tới B).
Nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Âu, Trung Đông và châu Á thực hiện quyền này mặc dù một số nước (như Singapore) tun bố nó khơng phải là một quyền tự do riêng rẽ mà đơn thuần chỉ là sự kết hợp của thương quyền 4 và thương quyền 5. Tuy nhiên, lịch bay của họ thường không thể phân biệt được điều này từ một dịch vụ bay xuyên suốt/từ đầu đến cuối.
CÂU HỎI ƠN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Trình bày khái niệm và nội dung bảng cán cân thanh toán (các tài khoản bên ngoài)?
2. Tổng các chi tiêu của du lịch quốc tế đến trừ đi tổng các chi tiêu du lịch ra nước ngồi có phải là bức tranh thực của cán cân thanh toán du lịch? Nếu khơng đúng, hãy nêu những khoản mục cịn thiếu?
3. Phân tích cơ sở của cán cân thanh toán du lịch. Lấy các ví dụ minh họa sự khác nhau giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong du lịch?
4. Phân tích các dịng ngoại tệ từ thu nhập và thanh tốn vận chuyển hàng khơng đối với các quốc gia A, B, C và D (theo Hình 3.1). Các chính sách của một quốc gia nhằm tối đa hoá các khoản thu ngoại tệ từ vận chuyển khách du lịch quốc tế?
5. Phân tích các dịng ngoại tệ từ các khoản thu nhập và thanh toán du lịch đối với quốc gia điểm đến và quốc gia nguồn khách. Chính sách của các quốc gia này nhằm tối đa hoá các khoản thu ngoại tệ từ du lịch?
6. Một quốc gia không phải là quốc gia nguồn khách và quốc gia điểm đến nhưng có thể thu được ngoại tệ như thế nào từ du lịch? Lấy ví dụ minh họa?
7. Tại sao các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch có thể có lợi ích từ ngành này tương đối ít hơn so với các quốc gia có nền kinh tế đa dạng hố?
8. Phân tích các tác động của một dự án phát triển du lịch đối với cán cân thanh tốn. Lấy ví dụ thực tế ở Việt Nam để minh họa?
9. Phân tích các chính sách đối với cán cân thanh toán trong du lịch. Liên hệ vấn đề này với nước ta?
10. Tóm tắt các chính sách quản lý cầu du lịch và các chính sách quản lý cung du lịch có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh tốn. Theo bạn, nhóm chính sách nào có hiệu quả hơn đối với việc quản lý cán cân thanh toán? Tại sao?
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3
TIẾNG VIỆT
1. Hồng Kình (1997), Kinh tế quốc tế, Phần một, NXB Giáo dục, Hà Nội.
TIẾNG ANH
2. Bull (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne.
3. Doganis (1998), Flying off Course: The Economics of International Airlines, 2nd edition, Routledge, London and New York.
Chương 4