Sự tương tác giữa phát triển du lịch và nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 45 - 47)

3 Theo: Bull, A (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman,

1.2.1.4. Sự tương tác giữa phát triển du lịch và nền kinh tế quốc dân

quốc dân

a. Tác động của phát triển du lịch đến nền kinh tế quốc dân

Sơ đồ đơn giản hố một nền kinh tế như trong hình 1.4 phản ánh các dịng chảy chủ yếu của hàng hố, dịch vụ hoặc tiền tệ với những "chủ thể" cấu thành và tham gia chính là doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ và hoạt động thương mại quốc tế.

Trong hình 1.4 này các dịng tiền tệ được xác định và ký hiệu như sau:

C = Chi tiêu tiêu dùng I = Đầu tư G = Chi tiêu của chính phủ

Y = Thu nhập M = Nhập khẩu T = Thuế

S = Tiết kiệm X = Xuất khẩu

Như đã biết, phần lớn vai trị (sự đóng góp) của du lịch trong nền kinh tế thông qua C và I đối với chi tiêu và đầu tư cho du lịch nội địa, X đối với du lịch quốc tế nhận khách và M đối với du lịch quốc tế gửi khách. Những chi tiêu du lịch này sẽ lưu thông khắp nền kinh tế.

Doanh thu của các doanh nghiệp du lịch được chuyển thành khoản thanh toán các nhân tố sản xuất như tiền thuê, tiền lương, lãi suất và lợi nhuận. Chúng sẽ làm tăng thu nhập (Y) và đóng thuế tiêu thụ và thuế thu nhập (T) cho chính phủ. Tác động lưu thông trở lại của những thay đổi trong sự đóng góp của du lịch sẽ được xem xét trong phần sau. Những khoản tiền bơm thêm vào hoặc rò rỉ trực tiếp khác cũng xảy ra thông qua du lịch. Chính phủ có thể khuyến khích phát triển ngành du lịch thông qua tài trợ và cho vay hoặc thực hiện đầu tư vốn cố định vào cơ sở hạ tầng (G). Nếu nhu cầu vốn cần thiết của các doanh nghiệp được thoả mãn từ thị trường vốn thì có sự tăng trực tiếp của I. Công dân đi du lịch nước ngoài đem thu nhập ra khỏi nền kinh tế tương đương sự nhập khẩu (M), nhưng phương pháp tạo lập ngân quỹ cho các chuyến đi cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế: Các du khách dự định chuyến đi dài ngày và chi phí cao có thể để dành tiền cho chuyến đi trong một thời gian trước đó hoặc bằng cách vay tín dụng và trả nợ sau. Trong thời kỳ ngắn hạn, điều này có thể làm tăng tiết kiệm (S) và giảm tiêu dùng các khoản khác.

Các hãng hàng không và công ty lữ hành cũng có ảnh hưởng đến thị trường vốn trong thời kỳ ngắn hạn bằng cách tương tự. Do nhận tiền đặt trước cho nhiều loại vé và chương trình du lịch trọn gói, nhưng lại trì hỗn việc thanh tốn cho các nhà cung ứng "càng lâu càng tốt" nên họ có thể tối đa hoá khoản tiền nhàn rỗi để sử dụng trong các thị trường vốn ngắn và trung hạn.

Khi du lịch phát triển, các tác động của nó sẽ làm thay đổi trong các dịng chảy hàng hố, tiền tệ khác nhau trong nền kinh tế tuỳ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và những biến đổi về loại hình du lịch. Một số tác động này sẽ được xem xét trong phần 1.2.2.

b. Tác động của lạm phát đến sự phát triển du lịch

Trong một nền kinh tế đang tăng trưởng, vai trị của du lịch có thể bị thay đổi do tác động của lạm phát (ngoài các nhân tố đã được đề cập trong mục 1.2.1.2). Theo lý thuyết kinh tế cổ điển, lạm phát làm cho giá cả tăng nhưng sẽ kích thích sản xuất phần lớn các loại hàng hoá, một phần để đảm bảo thu hồi các nhân tố đầu vào càng sớm càng tốt trước khi giá của các nhân tố này tăng lên, một phần khác do sự hấp dẫn của mức giá bán cao hơn đối với các đầu ra sau này. Trong khi đó, sản xuất du lịch ít khi có phản ứng giống như vậy bởi vì hầu hết các dịch vụ du lịch được sản xuất và bán ngay. Đồng thời, lạm phát cũng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp du lịch. Dòng vốn đầu tư và sự sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp có thể bị giảm sút. Ngoài ra, nếu tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập, thì phần thu nhập chủ yếu sẽ dành để mua các hàng hoá và dịch vụ cơ bản, còn phần chi tiêu du lịch sẽ tự động giảm xuống.

Lạm phát cũng làm thay đổi sự cân bằng của du lịch nội địa và quốc tế. Nếu giá cả trong nước tăng lên thì các du khách có thể sẽ có khuynh hướng đi du lịch nước ngồi nhiều hơn để thay thế, khi đó làm chuyển chi tiêu từ C sang M trong công thức xác định các yếu tố của GDP.

Cuối cùng, ngành du lịch cũng có thể tự gây ra sự lạm phát do cầu kéo đối với nền kinh tế ở điểm đến du lịch. Áp lực của cầu tăng thêm ở những nơi mà có cung khơng co giãn làm cho giá các dịch vụ du lịch ở đây tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 1 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)