Chức danh viên chức: Là tên gọi chức vụ (vị trí, công việc) viên chức Bao gồm chức danh gốc và chức danh đầy đủ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 62 - 64)

M i= i-1 x (1+ K)

a) Chức danh viên chức: Là tên gọi chức vụ (vị trí, công việc) viên chức Bao gồm chức danh gốc và chức danh đầy đủ.

Bao gồm chức danh gốc và chức danh đầy đủ.

Chức danh gốc là tên gọi chức vụ gốc của viên chức.

Ví dụ: Vụ trưởng, giám đốc, trưởng phòng, chuyên viên, cán sự…

Chức danh đầy đủ là tên gọi chức vụ của viên chức trong hệ thống tổ chức, thể hiện rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể, cấp trình độ mà người đó được phân công,

63

đồng thời phản ánh rõ nội dung chủ yếu, tính chất của công việc mà viên chức đó đảm nhiệm.

Chức danh đầy đủ được cấu tạo gồm 3 thành phần theo sơ đồ sau:

+ +

Ví dụ: Chuyên viên chính lao động tiền lương

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức là văn bản quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó quy định rõ những công việc, phần việc phải đảm nhận và hoàn thành, những hiểu biết cần thiết và trình độ yêu cầu đối với chức danh đó.

- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và yêu cầu công việc các cơ quan, doanh nghiệp cần xác định các chức danh phải xây dựng tiêu chuẩn. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước phải xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh sau:

+ Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp. + Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính.

+ Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư. + Cán sự, kỹ thuật viên.

+ Nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ.

5.1.2. Ý nghĩa của chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức

- Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, viên chức là một bộ phận quan trọng, gắn liền với công tác kiện toàn tổ chức, cải tiến lề lối làm việc, cải tiến phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu lực của bộ máy.

- Là căn cứ để Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị dựa vào đó để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức.

Chức danh gốc ( Tên chức vụ gốc) Phần phụ của gốc (cấp trình độ) Nội dung và tính chất công việc (ngành nghề)

64

- Là cơ sở xây dựng hệ thống bảng lương trả cho công chức, viên chức phù hợp với trình độ chuyên môn và mức độ phức tạp của công tác quản lý.

- Là cơ sở xếp ngạch, bậc lương và mức lương trả cho công chức, viên chức phù hợp với trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ. Đồng thời là cơ sở để chuyển ngạch, nâng bậc cho công chức, viên chức.

5.1.3. Cách thể hiện của tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức chức

Văn bản tiêu chuẩn nghiệp vụ, công chức, viên chức gồm ba phần chính: a). Phần chức trách: Phần này thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và trách nhiệm của chức danh đó.

b). Phần hiểu biết và làm được: Phản ánh rõ mức độ hiểu biết cần thiết và khả năng thực hiện các nhiệm vụ được giao.

c). Phần yêu cầu trình độ: Nêu tóm tắt yêu cầu về các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ và những văn bằng chứng chỉ khác liên quan đến thực hiện công việc được giao.

5.1.4. Phương pháp xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, viên chức. chức, viên chức.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)