Đối với khu vực sản xuất – kinh doanh

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 160 - 162)

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

b. Đối với khu vực sản xuất – kinh doanh

Nguồn để trả lương được lấy từ kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh. Cơ chế quản lý Nhà nước về tiền lương được chia ra theo hai loại doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp Nhà nước .

+ Doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

* Đối với doanh nghiệp Nhà nước:

- Về tiền lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động:

Nhà nước ban hành mức lương tối thiểu chung và cho phép các doanh nghiệp Nhà nước được lựa chọn áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định để tính đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất – kinh doanh, khả năng tạo nguồn quỹ chi trả tiền lương.

161

Điều kiện để xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp do Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ, hiện nay áp dụng theo Nghị Định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủ.

- Về xây dựng đơn giá tiền lương và quyết toán quỹ tiền lương:

Nhà nước quy định đơn giá tiền lương phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống định mức lao động, định biên, mức lương tối thiểu, các hệ số lương của thang và bảng lương doanh nghiệp và phải được đăng ký đơn giá tiền lương với cấp có thẩm quyền.

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương phù hợp (nêu rõ trong Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTB&XH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước).

Căn cứ vào đơn giá tiền lương đã đăng ký và kết quả công việc, doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương thực hiện và được toàn quyền phân phối, trả lương cho người lao động gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của từng bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp theo quy chế trả lương của doanh nghiệp. Quy chế trả lương của doanh nghiệp được xây dựng phải bảo đảm việc phân phối, trả lương cho người lao động cân bằng, dân chủ, công khai.

Việc quyết toán quỹ tiền lương thực hiện và biện pháp xử lý sai phạm về việc xác định đơn giá tiền lương, quỹ lương được tiến hành theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

*. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

162

Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định cho lao động giản đơn, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan:

+ Xây dựng, ban hành và đăng ký hệ thống thang bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp, cơ quan với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp, cơ quan đóng trụ sở chính. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hệ thống thang bảng lương thì doanh nghiệp, cơ quan phải đăng ký phần sửa đổi, bổ sung đó;

+ Xây dựng, ban hành phụ cấp lương, hệ thống mức lao động, quy chế trả lương, thưởng, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ viên chức để áp dụng trong doanh nghiệp cơ quan;

+ Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam, hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có thuê lao động không nhất thiết phải xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động mà có thể vận dụng hoặc tự quy định cho phù hợp;

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động theo quy định;

+ Trực tiếp phổ biến kịp thời đến người lao động các chính sách, chế độ của Nhà nước về lao động, tiền lương, thu nhập; các quy định của doanh nghiệp, cơ quan về thang bảng lương, phụ cấp lương; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức; định mức lao động; quy chế trả lương, tiền thưởng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 160 - 162)