- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
c. Ban Chỉ huy quân sự (Công an) quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh:
4.2.2. Nội dung của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp
Nội dung cơ bản của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp là:
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động nói chung và quy phạm pháp luật về tiền lương nói riêng;
- Căn cứ vào những hành lang pháp lý để lựa chọn và quyết định mức tiền lương cụ thể phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và yêu cầu khuyến khích đội ngũ lao động;
- Chủ động xây dựng các loại tiêu chuẩn (tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn chức danh viên chức, thưởng từ lợi nhuận...), các thang lương, bảng lương.
173
- Xây dựng các đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức lao động; lập kế hoạch, phân bổ đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên; xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định của Nhà nước;
- Chủ động lựa chọn các hình thức trả lương và tiền thưởng phù hợp với từng loại công việc của doanh nghiệp;
- Phối hợp với công đoàn thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong đó có nội dung tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động, nâng bậc lương..;
- Tập trung nhất xây dựng và thực hiện đầy đủ quy chế trả lương và quy chế tiền thưởng của doanh nghiệp. Làm tốt nội dung quy chế này là thực hiện gần như trọn vẹn các nội dung cơ bản của công tác quản lý tiền lương doanh nghiệp. Quy chế này do doanh nghiệp tự xây dựng và kết hợp với thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, lấy ý kiến rộng rãi của người lao động và thỏa ước với Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp trước khi công bố áp dụng, xuất trình theo yêu cầu thanh tra Nhà nước về lao động;
- Ghi đầy đủ tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động trong sổ lương của doanh nghiệp theo quy định hiện hành làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách tiền lương và thực hiện thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Nhà nước;
- Thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của Nhà nước;
- Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý lao động – tiền lương và thu nhập năm trước của doanh nghiệp cho cấp có thẩm quyền vào quý I hàng năm;
- Hoàn thiện, nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực của bộ máy, viên chức làm công tác lao động, tiền lương của doanh nghiệp;
- Phối hợp với công đoàn lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, trong đó có nhiệm vụ hòa giải tranh chấp về tiền lương (nếu có)..;
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chức năng thực hiện các công việc quản lý tiền lương gồm:
174
+ Phổ biến, hướng dẫn các công ty, đơn vị thuộc quyền quản lý nắm vững và thực hiện đúng các chế độ lao động, tiền lương, thu nhập theo quy định của Nhà nước;
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lao động tiền lương và giải quyết vấn đề lao động dôi dư trong phạm vi quản lý;
+ Xem xét bản đăng ký của công ty về kế hoạch lao động tiền lương, đơn giá tiền lương, quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng, quy chế nâng bậc, nâng ngạch lương của các công ty thuộc quyền quản lý;
+ Giao định biên bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị;
+ Đầu quý I hàng năm, xem xét, phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận để các công ty xây dựng đơn giá tiền lương và chậm nhất vào cuối quý I hàng năm phê duyệt quỹ tiền lương kế hoạch của các thành viên
+ Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền (Bộ chủ quan, Bộ lao động- Thương binh và xã hội..), tình hình quản lý lao động, tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý theo quy định. Mẫu báo cáo có thể thực hiện theo mẫu 4a và 4 b trong Thông tư số 09/2002/ TT- BLĐTBXH ngày 11/06/2002;
+ Chịu trách nhiệm về việc thành lập và hoạt động của bộ phận chuyên trách làm công tác lao động – tiền lương thuộc phạm vi quản lý.