Phân phối quỹ tiền lương trong nội bộ các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 183 - 185)

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

b. Phân phối quỹ tiền lương trong nội bộ các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp:

Trong mục này cần đề cập đến cách phân bổ tổng quỹ tiền lương cho các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp, được thể hiện thông qua một công thức tính cụ thể.

b. Phân phối quỹ tiền lương trong nội bộ các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp: nghiệp:

Trong đó phải đề cập đến công thức tính và cách tính tiền lương cụ thể ở từng hình thức trả lương, cho từng chức danh cán bộ công nhân viên.

Phần 4: Tổ chức thực hiện

Phần này bao gồm các điều quy định về:

Thành phần của Hội đồng lương (gồm đại diện của lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện Công đoàn, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Trưởng phòng nhân sự, Trưởng phòng Kế toán tài vụ và những người khác nếu doanh nghiệp thấy cần thiết).

Trách nhiệm của Hội đồng lương bao gồm như: tham mưu cho chủ sử dụng lao động hoặc Ban lãnh đạo doanh nghiệp về mức lương tối thiểu áp dụng tại doanh nghiệp; đánh giá điều chỉnh đơn giá tiền lương cho phù hợp thực tiễn; phân bổ quỹ lương; đánh giá kết quả công việc của các bộ phận làm căn cứ trả lương, trả thưởng; điều chỉnh hệ số trả lương cho cán bộ công nhân viên theo quy chế trả

184

lương; tổ chức hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên nghiên cứu quy chế trả lương; tham mưu các vấn đề khác liên quan đến quy chế trả lương.

Trách nhiệm của người phụ trách các đơn vị bộ phận trong vấn đề lương. Trong đó gồm các công việc như: xác định quỹ tiền lương của bộ phận mình; tham gia xác định chức danh viên chức và mức độ phù hợp tiêu chuẩn của mỗi cá nhân trong bộ phận của mình; tham gia xác định mức lương cho mỗi cá nhân thuộc bộ phận của mình...

Trong quy chế trả lương có thể không có phần này. Trong trường hợp này, lãnh đạo doanh nghiệp nên có một quyết định riêng về việc thành lập Hội đồng lương và quy định chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. Cũng cần có quy định riêng về nhiệm vụ của các cá nhân có trách nhiệm tại các bộ phận của doanh nghiệp trong vấn đề trả lương cho người lao động thuộc phạm vi mình quản lý.

Phần 5: Điều khoản thi hành Phần này gồm các điều quy định về: - Thời gian có hiệu lực của quy chế;

- Vấn đề giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quy chế; - Trường hợp sửa đổi quy chế;

- Hình thức xử lý trong trường hợp vi phạm quy chế;

Doanh nghiệp có thể quy định thêm một số điều khoản khác nếu thấy cần thiết.

185

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiệp, Lê Thanh Hà (2013), Giáo trình Tiền lương – Tiền công – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

2. Bộ luật Lao động năm 2012 (đã sửa đổi bổ sung có hiệu lực năm 2013) -

Nhà xuất bản Lao động.

3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật lao động Việt Nam -

Nhà xuất bản Công an nhân dân.

4. Vũ Thị Tươi (2019), Chính sách tăng lương, điều chỉnh tiền lương năm 2019 - Nhà xuất bản lao động.

5. Phạm Văn Khoan, Nguyễn Trọng Thản (2010), Giáo trình Quản lý tài chính các cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp công - Nhà xuất bản tài chính.

6. Nguyễn Tiệp (2009), Sách chuyên khảo các phương pháp trả lương, trả thưởng cho người lao động trong các doanh nghiệp và cơ quan.- Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

7. Luật số 58/2014/QH13, Luật bảo hiểm xã hội.

8. Luật cán bộ, công chức (2010) - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật. 9. Luật Viên chức (2012) - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 183 - 185)