Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của quản lý Nhà nước về tiền lương

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 147 - 151)

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của quản lý Nhà nước về tiền lương

Đối tượng điều chỉnh trong quản lý Nhà nước về tiền lương là các chủ thể quan hệ lao động (người lao động và người sử dụng lao động..), ở nước ta chia ra hai khu vực: Khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực sản xuất – kinh doanh.

Đối tượng của khu vực hành chính sự nghiệp được điều chỉnh bởi Pháp lệnh cán bộ, Công chức. Tính đến năm 2017, khu vực này có trên 3,8 triệu lao động, tiền lương của người lao động trong khu vực này được chi từ ngân sách Nhà nước.

Đối tượng của khu vực sản xuất – kinh doanh được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động. Khu vực này bao gồm:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; - Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước;

Tiền lương của người lao động trong khu vực này được lấy từ kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Phạm vi điều chỉnh: Các chính sách quản lý Nhà nước về tiền lương được áo dụng thống nhất trong cả nước.

148

Quản lý tiền lương có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý kinh tế và xã hội. Tiền lương tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động, mặt khác tác động đến lợi nhuận của chủ đầu tư.Tiền lương được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau giữa chủ đầu tư, người sử dụng lao động với người làm công ăn lương. Nhưng cả hai nhóm xã hội này có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau: chủ đầu tư, người sử dụng lao động cần có người làm công ăn lương để tạo ra lợi nhuận còn người lao động làm công ăn lương cần có chủ đầu tư, người sử dụng lao động để có việc làm và thu nhập.

Do đó, quản lý Nhà nước về tiền lương phải sử dụng các công cụ cần thiết để tác động thúc đẩy và đảm bảo phát triển hài hòa, ổn định các quá trình quan hệ lao động này, đảm bảo cho sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội một cách lành mạnh.

Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung dựa trên 2 căn cứ:

Thứ nhất, là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho quyền lợi của toàn dân, Nhà nước có quyền bắt buộc các thành viên trong xã hội phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Hiến pháp và hệ thống pháp luật quy định.

Thứ hai, để thực hiện quyền lực và các mục tiêu kinh tế - xã hội, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật, thiết lập tổ chức bộ máy và dựa vào đó điều chỉnh các chính sách kinh tế cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Nhà nước cũng là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất lớn nhất của xã hội. Nhà nước vừa có quyền lực chính trị, vừa có quyền lực kinh tế. Trong quản lý kinh tế và xã hội Nhà nước luôn hướng tới các mục tiêu làm cho tiền lương, thu nhập, mức sống của người lao động và người dân không ngừng được nâng cao để đạt các mục tiêu xã hội phồn vinh, thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Chính vì vậy, quản lý tiền lương là bộ phận cực kỳ quan trọng của quản lý kinh tế và xã hội. Để quản lý tiền lương, Nhà nước phải thiết lập các hệ thống quản lý như:

a).Thiết lập cơ quan quản lý Nhà nước về tiền lương trong hệ thống quản lý Nhà nước.

149

Ở tầm vĩ mô Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý tiền lương- tiền công chủ yếu cho các cơ quan chức năng thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan Lao động, Nội vụ, Tài chính ở địa phương (Sở, Phòng lao động). Ngoài ra, còn các cơ quan liên quan khác như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ... và các bộ phận chức năng của các Bộ, ngành có tham gia vào công tác quản lý Nhà nước về tiền lương.

Thông qua hệ thống cơ quan quản lý lao động – Tiền lương, nhiều công cụ quản lý tiền lương được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương lượng trực tiếp giữa tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao động, như luật về giờ công lao động, luật tiền lương tối thiểu, luật thuê mướn lao động, chế độ hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể..

b). Xây dựng các hành lang pháp lý về chính sách tiền lương, tiền công

Hành lang pháp lý về tiền lương, tiền công do Nhà nước ban hành biểu hiện ở các mặt như:

- Nhà nước ban hành quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu nhằm tạo ra lưới an toàn cho mọi người làm công ăn lương.

- Nhà nước thể chế hóa chính sách tiền lương của các ngành, lĩnh vực bằng quy định các nguyên tắc, cơ sở khoa học trong xây dựng, thang, bảng lương, phụ cấp lương, cơ chế trả lương. Trên cơ sở đó, Nhà nước giao quyền tự chủ cho người sử dụng lao động tổ chức trả lương phù hợp với điều kiện sản xuất-kinh doanh của từng doanh nghiệp

- Nhà nước quy định hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, cơ chế trả lương cho các doanh nghiệp Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp. Nhà nước trực tiếp quy định tiền lương đối với khu vực kinh tế Nhà nước và các cơ quan Nhà nước vì các lý do dưới đây:

+ Nhà nước là người có quyền lực quản lý chung về tiền lương – tiền công, là người chủ lớn về tư liệu sản xuất và Nhà nước cũng là người sử dụng lao động trong khu vực công (khu vực Nhà nước);

150

+ Chính sách tiền lương trong khu vực công có tác động định hướng và điều chỉnh chính sách tiền lương trong các khu vực khác (khu vực đầu tư nước ngoài, tư nhân...);

+ Khung pháp lý về tiền lương – tiền công của khu vực công có vai trò quan trọng giải quyết các mục tiêu kinh tế, đồng thời còn sử dụng để điều chỉnh một bộ phận các chính sách xã hội, nhằm bảo đảm sự công bằng về lợi ích giữa những nhóm người lao động;

+ Khu vực công được coi là khu vực an toàn hơn về việc làm và tổ chức công đoàn. Vì vậy những chính sách về tiền lương của khu vực công có thể tác động đến các mối quan hệ lao động trong các khu vực kinh tế khác.

- Khung pháp lý về tiền lương, tiền công là một bộ phận hợp thành của chính sách kinh tế vĩ mô, nó ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, thể hiện qua tác động của chính sách tiền lương đến mức độ thu hút lao động, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, kích thích phát triển nguồn nhân lực... Nhà nước sử dụng chính sách tiền lương, tiền công như đòn bẩy kinh tế, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

c). Nhà nước ban hành các quy định đảm bảo vận hành hiệu quả pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp

Các quy định loại này bao gồm như:

- Cơ chế thương lượng hai bên giữa công đoàn và người sử dụng lao động về tiền lương trong doanh nghiệp.

- Quy định về quy chế trả lương, trả thưởng trong doanh nghiệp cơ quan; - Quy định cơ cấu tổ chức và trình tự hòa giải về tranh chấp tiền lương trong doanh nghiệp;

- Quy định về vai trò của công đoàn trong bảo vệ lợi ích về tiền lương của người lao động.

151

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 147 - 151)