Nghề: là một dạng cụ thể, hoàn chỉnh của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động xã hội (đòi hỏi phải được tiến hành theo một nguyên tắc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 38 - 41)

thống phân công lao động xã hội (đòi hỏi phải được tiến hành theo một nguyên tắc thực hiện riêng, với công nghệ và loại công cụ riêng), là tổng hợp của trình độ hiểu biết kỹ năng trong lao động mà người lao động cần phải tiếp thu được trong quá trình đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu cụ thể, hoàn chỉnh của một dạng hoạt động.

- Công việc: là một phần trong toàn bộ hoạt động lao động của nghề. Mỗi công việc bao gồm các chức năng của quá trình thực hiện công việc như: chuẩn bị, tính toán, tiến hành quá trình làm việc, yếu tố trách nhiệm.

- Cấp bậc công việc: là mức độ phức tạp của công việc, cấp bậc công việc được xác định theo một thang đánh giá trình độ kỹ thuật về công nghệ tổ chức sản xuất, yêu cầu của các chức năng lao động và mức độ trách nhiệm của một nghề hay nhóm nghề.

b) Các phương pháp xác định cấp bậc công việc

Có nhiều phương pháp xác định cấp bậc công việc như: Phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh tương quan, phương pháp dựa vào tính chất đặc điểm của quá trình lao động... Nhưng phương pháp đạt độ chính xác cao và đang được áp dụng ở nước ta là cho điểm các chức năng lao động.

Trong phần nay chúng ta chỉ đi tìm hiểu phương pháp cho điểm các chức năng.

* Xác định cấp bậc công việc bằng phương pháp cho điểm các chức năng

Trình tự phương pháp:

39

Quá trình lao động được phân chia theo bốn chức năng và một yếu tố đó là: + Chức năng tính toán: Bao gồm việc thực hiện toàn bộ quá trình tính toán mà người công nhân phải làm trước và trong quá trình lao động.

+ Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc: Bao gồm các công việc chuẩn bị, như chuẩn bị đối tượng lao động, công cụ lao động, tìm hiểu bản vẽ, quy trình công nghệ và làm các công việc khác chuẩn bị cho quá trình làm việc.

+ Chức năng thực hiện quá trình lao động: Bao gồm những hoạt động có ích của công nhân, nhằm đảm bảo hoạt động của quá trình công nghệ làm thay đổi đối tượng lao động.

+ Chức năng phục vụ, điều chỉnh thiết bị máy móc: gồm những hoạt động của công nhân khi điều khiển và phục vụ các loại thiết bị máy móc để quá trình sản xuất được liên tục.

+ Yếu tố trách nhiệm: Thể hiện ở tinh thần trách nhiệm đối với công việc, với máy móc thiết bị, với con người..

- Xác định mức độ phức tạp cho từng chức năng:

Mỗi chức năng tính toán; chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc; thực hiện quá trình lao động; phục vụ, điều chỉnh thiết bị máy móc và yếu tố tinh thần trách nhiệm được phân chia thành 3 mức độ phức tạp là:

+ Đơn giản. + Trung bình. + Phức tạp.

Mỗi mức độ phức tạp lại chia thành hai bậc:Tối thiểu, tối đa.

Như vậy mỗi chức năng và yếu tố tinh thần trách nhiệm được chia thành 6 mức phức tạp để đánh giá.

- Thống kê công việc:

Thống kê toàn bộ công việc của một nghề đang sử dụng trong toàn doanh nghiệp theo trình tự nhất định, từ khi bắt đầu công việc cho đến khi kết thúc với yêu cầu phải gọn, rõ, chính xác và đầy đủ. Thống kê công việc được thực hiện

40

thông qua khảo sát trực tiếp dây truyền sản xuất, tổ chức lao động, nghiên cứu quy trình công nghệ. Lập bản danh sách thống kê các công việc sau khi nghiên cứu, khảo sát theo nguyên tắc: từ công việc nhỏ đến lớn nhất; từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất; không bỏ sót một công việc nào trong các công đoạn, dây truyền sản xuất của tất cả các chi tiết sản phẩm hoặc bán sản phẩm.

Bản thống kê các công việc theo nghề cần phải xác định cụ thể công việc chính và các công việc tương đương của nghề. Biểu thống kê như sau:

BIỂU THỐNG KÊ CÔNG VIỆC

Tên doanh nghiệp:... Tên Phân xưởng/Bộ phận sản xuất trực tiếp:... Tên nghề:...

STT Tên các công việc của nghề

Xác nhận của phân xưởng

Ngày...tháng...năm...

Người lập phiếu

(Ký tên)

- Phân nhóm công việc:

Sau khi thống kê công việc, tiến hành phân nhóm công việc có độ phức tạp khác nhau theo nguyên tắc:

+ Những công việc đồng dạng về kỹ thuật sản xuất có liên quan đến kỹ thuật, kỹ xảo của công nhân;

+ Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và loại công việc để nhóm các công việc chủ yếu, sau đó mới đến những công việc khác;

41

+ Loại bỏ các công việc khác nhóm nhưng giống nhau về kỹ thuật.

Sau khi thống kê và phân nhóm các công việc cần thiết, chuyển bản phân nhóm công việc xuống các phân xưởng (hoặc bộ phận sản xuất, kinh doanh trực tiếp...) để tham khảo, lấy ý kiến của công nhân, sau đó hoàn chỉnh lại cho phù hợp. Biểu phân nhóm công việc như sau:

BIỂU PHÂN NHÓM CÔNG VIỆC CỦA NGHỀ

STT Công việc điển hình của

nghề

Công việc tương tự của nghề 1 A A1 A2 A3 2 B B1 B2 B3 B4 3 .... Xác nhận của phân xưởng

Ngày...tháng...năm...

Người lập phiếu (ký tên)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 38 - 41)