Chế độ tiền lương chức vụ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 59 - 60)

M i= i-1 x (1+ K)

K 1T 1+ 2T2+ 3 T

2.3.2. Chế độ tiền lương chức vụ

1. Khái niệm công chức, viên chức và đặc điểm hoạt động

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

60

Ví dụ: Hiệu Trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội => Công chức

Viên chức: là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội=> Viên chức

Viên chức Nhà nước là những người làm việc trong hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước, được xếp vào ngạch hành chính sự nghiệp và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước , các trường học, bệnh viện hoặc cơ quan Nghiên cứu khoa học Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp khác nhau của Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước.

Viên chức trong các doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước là những người làm việc trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, tổ chức đó.

Cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọi là cấp huyện) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Hoạt động lao động của viên chức có những đặc điểm sau:

+ Hoạt động lao động của viên chức chủ yếu bằng trí lực. Trong quá trình lao động, viên chức thường sử dụng trí óc là chủ yếu để hoàn thành công việc thuộc chức trách, quyền hạn được giao.

+ Lao động của viên chức phần lớn không trực tiếp tạo ra của cải vật chất mà tác động gián tiếp vào quá trình tạo ra của cải vật chất.

+ Công việc và hiệu quả lao động của viên chức phần lớn mang tính trừu tượng, sáng tạo. Sản phẩm lao động của họ thường là các Quyết định, các Chương trình, kế hoạch, giải pháp…. tác động tới quá trình lao động xã hội vì vậy không thể dùng các biện pháp cân, đong, đo, đếm để đánh giá kết quả lao động của họ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)