Quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 171 - 172)

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

c. Ban Chỉ huy quân sự (Công an) quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh:

4.2. Quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp

4.2.1.Yêu cầu cơ bản của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp

Các yêu cầu cơ bản của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp là:

- Phải có bộ phận chuyên trách quản lý về lao động – tiền lương của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người làm công tác tiền lương có thể kiêm nhiệm với chức năng khác như thống kê lao động, tài chính, kế toán. Trên thực tế, quản lý tiền lương của các doanh nghiệp thường do Phòng lao động tiền lương hoặc Phòng Tổ chức nhân sự đảm nhiệm; tại các doanh nghiệp nhỏ do chủ doanh nghiệp hoặc kế toán doanh nghiệp làm kiêm nhiệm.

- Khâu trung tâm và điểm xuất phát để xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý tiền lương ở doanh nghiệp là điều tiết tiền lương phù hợp với quan hệ thị trường và các quy luật kinh tế có liên quan, theo nguyên tắc thương lượng và thỏa thuận giữa

172

người sử dụng lao động với người lao động hoặc công đoàn doanh nghiệp, trên cơ sở tôn trọng pháp luật lao động và các pháp luật khác (Luật doanh nghiệp, Luật thuế, Pháp lệnh kế toán thống kê);

- Tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp luật (lương tối thiểu, các quy định về giờ làm việc, các chính sách xã hội đối với người lao động..);

- Tạo ra động lực và động viên được mọi người lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm;

- Tạo ra được một bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh trong đơn vị; - Phải đảm bảo cân bằng về tài chính của doanh nghiệp;

- Bảo đảm sự cân bằng về tiền lương trên thị trường ngành;

- Bảo đảm sự công bằng cho mọi người lao động trong doanh nghiệp; Đối với người lao động, quản lý tiền lương của doanh nghiệp phải: + Đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; + Bảo đảm an toàn về đời sống của họ và ngày một chắc chắn hơn; + Bảo đảm công bằng trong nội bộ doanh nghiệp;

+ Đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, để người lao động có thể dễ dàng theo dõi và kiểm tra được tiền lương của mình.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 171 - 172)