Đối với lực lượng vũ trang:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 162 - 165)

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

c) Đối với lực lượng vũ trang:

163

Quỹ tiền lương của lực lượng vũ trang được lấy từ Ngân sách Nhà nước dành riêng cho lực lượng vũ trang.

Việc xếp và trả lương đối với sĩ quan từ Thiếu úy đến Đại tướng được thực hiện theo nguyên tắc: giữ cấp hàm nào thì trả lương theo cấp hàm đó, việc nâng lương gắn liền với việc thăng cấp. Sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy được hưởng lương theo cấp bậc quân hàm, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên.

Việc xếp và trả lương đối với quân nhân chuyên nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc: làm việc ở chức danh nào, nhóm điều kiện lao động nào thì được xếp lương theo các bậc ở chức danh đó, nhóm điều kiện đó. Chức danh của quân nhân chuyên nghiệp được gắn liền với trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo: quân nhân chuyên nghiệp cao cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương; quân nhân chuyên nghiệp trung cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương; quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp phải có trình độ sơ cấp chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật hoặc tương đương. Việc nâng bậc lương được xác định trên cơ sở các mức lương cấp hàm quy đổi và việc nâng cấp hàm được quy định bởi Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân.

Việc xếp và trả lương đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hưởng sinh hoạt phí được xác định như sau:

Hạ sĩ quan, binh sĩ hưởng sinh hoạt phí được đảm bảo về ăn mặc theo định lượng quy định và được hưởng phụ cấp quân hàm, phụ cấp tiêu vặt. Ngoài ra, khi phục vụ từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36, hàng tháng còn được thêm một khoản phụ cấp bằng 200% tính trên phụ cấp quân hàm cơ bản của mỗi cấp. Từ tháng thứ 37 trở đi, ngoài các khoản phụ cấp trên còn được hưởng thêm khoản phụ cấp bằng 50% tính trên phụ cấp quân hàm cơ bản của mỗi cấp.

Cơ chế quản lý tiền lương được thiết lập trên cơ sở quản lý biên chế của lực lượng vũ trang, do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trực tiếp thực hiện dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Biên chế của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng do Bộ chính trị

164

duyệt trên cơ sở đề nghị của các Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Bộ Chính trị chỉ duyệt Tổng biên chế và tổng quỹ lương cho từng Bộ.

Khác với khu vực hành chính sự nghiệp, ngành Quốc phòng và ngành Công an có cơ chế quản lý theo ngành dọc thống nhất từ Trung ương đến địa phương, không chịu sự can thiệp trực tiếp của địa phương trong vấn đề nhân sự, tài chính và tổ chức hoạt động.

1.4. Tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản luật, dưới luật về tiền lương

Mục tiêu của việc tổ chức thực hiện là:

- Giúp các cơ quan, doanh nghiệp nắm vững những văn bản luật, dưới luật tiền lương, thực hiện đúng những quy định trong các văn bản này;

- Đảm bảo sự thống nhất trong thực hiện các quy định về tiền lương trong cả nước tạo cơ sở cho việc đảm bảo tính công bằng trong trả lương và trả lương theo kết quả lao động;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quản lý.

- Để thực hiện được mục tiêu đó, việc tổ chức thực hiện các văn bản luật, dưới luật về tiền lương bao gồm các nội dung sau:

+ Tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản luật, dưới luật về tiền lương; + Theo dõi, giám sát, thanh kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật, dưới luật về tiền lương;

+ Phát hiện các bất hợp lý của quy định pháp luật trong quá trình áp dụng vào thực tiễn để sửa đổi, bổ sung;

+ Xử lý các trường hợp vi phạm và khen thưởng các trường hợp chấp hành tốt pháp luật về tiền lương.

4.1.3. Một số phương pháp quản lý nhà nước về tiền lương

Hiện nay có một số phương pháp quản lý Nhà nước về tiền lương như sau: - Các phương pháp xác định tiền lương tối thiểu chung trong nền kinh tế.

165

- Phương pháp định bậc phức tạp lao động và xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật các công việc của nghề công nhân.

- Phương pháp đánh giá độ phức tạp lao động viên chức và xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức.

- Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương.

- Phương pháp xây dựng quy chế trả lương trong các doanh nghiệp.

4.1.4. Công cụ và hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về tiền lươnga. Công cụ quản lý Nhà nước về tiền lương a. Công cụ quản lý Nhà nước về tiền lương

Công cụ quản lý Nhà nước về tiền lương bao gồm các văn bản luật và dưới luật về tiền lương. Các văn bản này có tác động điều chỉnh các mối quan hệ lao động nói chung và quan hệ tiền lương nói riêng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của các bên trên thị trường lao động. Các văn bản này là công cụ để Nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý.

Văn bản luật cao nhất quy định về tiền lương là Bộ Luật lao động (chương IV), Pháp lệnh cán bộ, Công chức, dưới bộ luật Lao động có các Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ; Quyết định của Ban Bí thư; các Thông tư của Bộ và liên Bộ, các công văn hướng dẫn..

Nguyên tắc chung của hệ thống văn bản là các văn bản dưới luật nằm trong khung khổ quy định của luật, các văn bản do cấp dưới ban hành nằm trong khung khổ quy định của văn bản do cấp trên ban hành.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 162 - 165)