Hình thức trả lương theo chức vụ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 112 - 115)

ML n= Kbn x min

c) Công thức tính tiền lương sản phẩm lũy tiến Công thức tổng quát:

3.3.1.3. Hình thức trả lương theo chức vụ

Chức vụ là sự đảm nhiệm khi một người có vai trò, địa vị nào đó đặt trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ Chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ..đối với tập thể là đất nước hay tổng giám đốc, giám đốc... trong một tổ chức nào đó.

Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những văn bản, quy định của Nhà nước hoặc chủ sở hữu nhằm thực hiện trả lương cho các loại cán bộ và viên chức khi đảm nhận các chức danh, các chức vụ trong các loại hình doanh nghiệp, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang.

Với cán bộ viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước, chế độ tiền lương chức vụ do Nhà nước quy định. Với các cơ quan, doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước, chế độ này do chủ sở hữu quy định.

Hình thức trả lương này được thiết kế để trả lương cho:

- Cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức (Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung số 11/2003/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 29/4/2003).

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong đơn vị Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các đơn vị Công an nhân dân.

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong các loại hình doanh nghiệp.

- Lao động quản lý hưởng lương chức vụ ở doanh nghiệp bao gồm những hoạt động, những chức năng chủ yếu sau:

+Lãnh đạo sản xuất kinh doanh; +Thiết kế sản phẩm;

+ Chuẩn bị công nghệ sản xuất; + Định mức lao động và vật tư;

113

+ Tổ chức và điều hành quản lý; + Tổ chức lao động và tiền lương;

+ Phục vụ năng lượng, sửa chữa, vận tải..; + Kiểm tra chất lượng sản phẩm;

+ Điều độ và tác nghiệp sản xuất; + Lập kế hoạch và kiểm soát;

+ Maketing. Trong các khu vực kinh tế khác, chế độ tiền lương chức vụ được áp dụng cho lao động quản lý.

- Chế độ tiền lương chức vụ có 3 yếu tố sau:

+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng dựa theo các quy định, hướng dẫn của Nhà nước và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước ban hành;

+ Các thang lương, bảng lương cho các chức vụ và các chức danh; + Mức lương cơ bản tính theo tháng của mỗi cán bộ và nhân viên;

Yếu tố 1- Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức: là văn bản quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó quy định rõ những công việc, phần việc đảm nhận và hoàn thành, những hiểu biết cần thiết và trình độ yêu cầu đối với chức danh đó.

Yếu tố 2- Các thang lương, bảng lương

Thang lương: Là hệ thống thước đo, dùng để đánh giá chất lượng lao động của các loại lao động cụ thể khác nhau, đó là một bảng quy định một số bậc lương (mức lương), các mức độ đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp đến cao, tương ứng với tiêu chuẩn cấp bậc nghề của công nhân.

Một thang lương gồm có một số bậc lương và hệ số phù hợp với bậc lương đó.

Bậc lương: Là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ thấp đến cao (bậc cao nhất có thể là bậc 3, bậc 6, bậc 7... chế độ tiền lương cấp bậc hiện hành có bậc cao nhất là bậc 7).

114

Hệ số lương (hệ số bậc lương) là hệ số so sánh về mức lương ở bậc nào đó với mức lương bậc 1 trong 1 thang lương.

Bảng lương viên chức là bảng quy định các ngạch, bậc lương, hệ số mức lương cho từng chức danh theo từng ngành.

Một bảng lương viên chức trong mỗi ngành được kết cấu bởi các yếu tố: - Ngạch công chức (chức danh)

- Bậc lương

- Hệ số lương từng bậc cho từng chức danh

Yếu tố 3- Mức lương: Là số lượng tiền lương để trả công lao động cho công chức, viên chức trong 1 đơn vị thời gian (tháng) phù hợp với ngạch, bậc lương và hệ số lương từng bậc.

Mức lương của từng công chức, viên chức được xác định, căn cứ vào ngạch, bậc lương được xếp; hệ số lương và mức lương tối thiểu chung do chính phủ quy định.

Công thức xác định mức lương:

MLn = Kbn x MLmin

Ví dụ: Về hình thức trả lương theo chức vụ cho 3 chức danh quan trọng nhất ở Trung ương. Đối với 3 chức danh quan trọng nhất chỉ quy định 1 mức lương trong năm 2019 như sau:

- Chủ tịch nước có hệ số lương 13,00 - Chủ tịch Quốc hội có hệ số lương 12,5

- Thủ tướng Chính phủ có hệ số lương 12,5 . Như vậy, bảng lương chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ năm 2019 như sau:

115

STT Chức danh

Hệ số lương

Mức lương trong năm 2019 (đồng) Từ 01/01/2019 -30/6/2019 Từ 01/7/2019- 31/12/2019 01 Chủ tịch nước 13,00 18.070.000 19.370.000 02 Chủ tịch Quốc hội 12,50 17.375.000 18.625.000 03 Thủ tướng chính phủ 12,50 17.375.000 18.625.000

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)