Hình thức trả lương sản phẩm khoán

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 98 - 99)

ML n= Kbn x min

4. Hình thức trả lương sản phẩm khoán

Hình thức trả lương sản phẩm khoán là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán.

Hình thức trả lương sản phẩm khoán được áp dụng trong trường hợp mà sản phẩm hay công việc khó giao chi tiết, phải giao nộp cả khối lượng công việc, hay nhiều việc tổng hợp yêu cầu phải làm xong trong một thời gian xác định với chất lượng nhất định.

Hình thức trả lương khoán được áp dụng khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, cung ứng vật tư..hoặc một số ngành nghề khác khi công nhân làm các công việc mang tính chất đột xuất, công việc không thể xác định mức lao động ổn định trong thời gian dài.

Đối tượng khoán có thể là cá nhân hay một nhóm lao động. Tiền lương sản phẩm khoán được xác định như sau:

TLSPK = ĐGK x QK

Trong đó:

+ TLSPK : Tiền lương sản phẩm khoán

+ ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc hoặc cũng có thể là đơn giá trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình.

+ QK : Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành.

99

Ưu điểm: Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hóa quá trình lao động; khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian và đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng giao khoán.

Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khoán đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp. Nếu công tác kiểm tra, nghiệm thu thực hiện thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)