Hình thức trả lương cấp bậc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 115 - 116)

ML n= Kbn x min

c) Công thức tính tiền lương sản phẩm lũy tiến Công thức tổng quát:

3.3.1.6. Hình thức trả lương cấp bậc

116

Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm toàn bộ những quy định về tiền lương của Nhà nước mà các cơ quan, doanh nghiệp vận dụng để trả lương, trả công cho người lao động là những công nhân, lao động trực tiếp, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.

Hình thức trả lương này được thiết kế để trả công cho công nhân sản xuất căn cứ vào số lượng lao động và điều kiện lao động khi họ thực hiện 1 công việc nhất định.

Chế độ tiền lương cấp bậc có 3 yếu tố: thang lương, mức lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Yếu tố 1- Thang lương: là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề của họ.

Một thang lương gồm có một số bậc lương và hệ số phù hợp với các bậc lương đó.

Bậc lương: Là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ thấp đến cao (bậc cao nhất có thể là bậc 3, bậc 6, bậc 7... chế độ tiền lương cấp bậc hiện hành có bậc cao nhất là bậc 7).

Hệ số lương (hệ số bậc lương) là hệ số so sánh về mức lương ở bậc nào đó với mức lương bậc 1 trong 1 thang lương.

Yếu tố 2- Mức lương: là số tiền dùng để trả công lao động trong 1 đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương.

Theo cách tính tiền công theo chế độ hiện hành thì mức lương tối thiểu có hệ số bằng 1, mức tiền lương của các bậc trong các thang, bảng lương được tính dựa vào công thức:

Mi = M1 x Ki Trong đó:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 115 - 116)