- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
b. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về tiền lương
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về tiền lương có nhiệm vụ hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật, dưới luật; các cơ chế, chính sách về tiền lương đưa các văn bản này vào thực tiễn đời sống.
166
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về tiền lương bao gồm quản lý Nhà nước về tiền lương theo ngành dọc; quản lý tiền lương theo địa phương và lãnh thổ; quản lý tiền lương của các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
Dưới đây sẽ trình bày hệ thống quản lý Nhà nước về tiền lương phân theo đối tượng bị quản lý và chủ yếu từ góc độ quản lý ngành.
1.Tổ chức quản lý Nhà nước về tiền lương đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
Theo phân cấp hiện hành, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chính trong quản lý Nhà nước về tiền lương đối với khu vực sản xuất – kinh doanh. Ngoài ra, còn có một số Bộ ngành khác tham gia quản lý Nhà nước về tiền lương theo phân cấp quản lý.
Ví dụ : Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Đối tượng quản lý đối với khu vực này gồm những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các tổ chức sau đây:
- Doanh nghiệp Nhà nước;
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty tư nhân, Công ty hợp doanh).
- Doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; - Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế;
- Hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Việc phân cấp quản lý của ngành cụ thể như sau: