ML n= Kbn x min
c) Công thức tính tiền lương sản phẩm lũy tiến Công thức tổng quát:
3.2.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản
Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ.
107
Hình thức trả lương này áp dụng chủ yếu đối với khu vực hành chính sự nghiệp hoặc đối với công việc khó xác định định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác.
Tiền lương thời gian đơn giản được xác định bởi công thức sau:
TLTG = ML x TLVTT
Trong đó:
+ TLTG:Tiền lương thời gian trả cho người lao động
+ ML: Mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương, bảng lương (mức lương giờ, ngày, tháng).
+ TLVTT: Thời gian làm việc thực tế (số ngày công, giờ công đã làm trong kỳ, tuần, tháng...).
Có hai hình thức trả lương theo thời gian giản đơn chính là hình thức trả lương tháng và hình hình thức trả lương ngày.
- Hình thức trả lương tháng:
Hình thức trả lương tháng là hình thức trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng của công nhân viên chức.
Hình thức trả lương tháng được áp dụng chủ yếu đối với viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước.
Công thức tính: MLtháng = MLcb,cv + PC = Hhsl x TLmin + PC Trong đó: + MLtháng : Mức lương tháng. + MLcb,cv : Mức lương cấp bậc, chức vụ. + PC: Các khoản phụ cấp nếu có.
108
+ Hhsl : Hệ số lương.
+ TLmin : Tiền lương tối thiểu.
Lương tháng trả cố định hàng tháng theo thang, bảng lương Nhà nước ban hành hoặc theo mức lương thỏa thuận được ghi trong hợp đồng lao động. Lương tháng có thể trả cả tháng 1 lần, nhưng thường thì trả làm 2 kỳ trong tháng là vào đầu tháng, hoặc giữa tháng, hoặc cuối tháng.
Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương tháng
Ưu điểm: đơn giản, dễ tính
Nhược điểm: còn mang tính bình quân, chưa gắn liền tiền lương với hiệu suất công tác của mỗi người.
- Hình thức trả lương ngày:
Hình thức trả lương ngày là hình thức trả lương tính theo mức lương (cấp bậc hoặc chức vụ) ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Hình thức trả lương ngày được áp dụng đối với công nhân viên chức trong các cơ quan, đơn vị mà có thể tổ chức chấm công và hạch toán ngày công cho mỗi người được cụ thể, chính xác.
Mức lương ngày được xác định như sau:
MLtháng + PC
MLngày =
Ncđ
Trong đó:
+ MLngày: Mức lương ngày.
+ Ncđ: Số ngày chế độ của tháng. + PC: Các khoản phụ cấp (nếu có).
Tiền lương thời gian tháng của người lao động được xác định theo công thức:
TLtg tháng = MLngày x Ntt
Trong đó:
109
+ Ntt : Số ngày làm việc thực tế.
Mức lương ngày dùng để trả đối với lao động hợp đồng thời hạn 1 tháng trở lên, thường thì cơ quan hợp đồng lao động hay doanh nghiệp tổ chức chấm công theo ngày và trả gộp 15 ngày 1 lần cùng kỳ với người hưởng lương tháng. Đối với lao động làm công nhật hoặc làm công việc có tính tạm thời theo mùa vụ, làm công việc thời hạn dưới 3 tháng thì có thể trả ngay sau mỗi ngày làm việc nhưng phải tính thêm cho họ khoản bảo hiểm xã hội, ít nhất 15% vào tiền lương, để người lao động tự lo vấn đề bảo hiểm cho mình.
Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương ngày:
Ưu điểm: giảm bớt được tính bình quân trong trả lương, có tác dụng khuyến khích việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong tháng.
Nhược điểm: chưa phản ánh được hiệu quả lao động trong ngày làm việc. Ngoài hai hình thức trả lương trên thì trên thực tế còn có chế độ trả lương tuần và trả lương giờ. Các hình thức này được áp dụng chủ yếu ở khu vực phi Nhà nước.
Công thức mức lương tuần trả cho 1 tuần làm việc được xác định như sau: MLtháng x 12 (tháng)
MLtuần =
52 (tuần)
Mức lương giờ để trả cho số giờ làm việc và được xác định như sau:
MLngày
MLgiờ =
hcđ
Trong đó:
+ MLgiờ : Mức lương giờ + hcđ : Giờ chế độ/ngày
Đối với công việc có điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường thì giờ công quy định là 8 giờ/ngày. Đối với công việc có điều kiện lao động và
110
môi trường lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì giờ công quy định là 6 giờ/ngày.
Theo khoản 1, Điều 95, Bộ luật Lao động ban hành ngày 18/6/2012 quy định: Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.